• Hướng Dẫn Lễ Cúng ÔNG BÀ TỔ TIÊN

    Tác giả: Tâm Linh Số
    Xuất bản: Chủ Nhật, tháng 5 10, 2020
    A- A+
    Thờ cúng tổ tiên không phải một văn hóa tôn giáo tín ngưỡng, đây chỉ là phong tục đã có từ ngàn đời nay của người dân Việt Nam. Đa phần người dân Việt Nam đều lập bàn thờ cho người thân đã khuất để cúng bái hàng tháng hoặc trong những dịp lễ tết, ngày giỗ hay những dịp quan trọng trong gia đình.

    Hướng dẫn làm lễ cúng Ông Bà Tổ Tiên
    Hướng dẫn làm lễ cúng Ông Bà Tổ Tiên 

    Ý nghĩa của phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt

    Phong tục thờ cúng tổ tiên là truyền thống tốt đẹp và ý nghĩa của dân tộc chúng ta, mỗi gia đình đều có bàn thờ tổ tiên để thờ tự ông bà tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của các bậc tiền nhân, nhớ đến cội nguồn của mình. Đối với những ngày lễ giỗ ông bà tổ tiên dòng họ thì mỗi người con cháu đều ghi nhớ để làm lễ cúng tỏ lòng ghi nhớ và cầu mong được tổ tiên phù trợ cho gia đình, con cháu có cuộc sống tốt đẹp, bình an, sức khỏe.

    Theo tập tục tín ngưỡng của ông bà ta thì mỗi dịp lễ Tết trong năm hoặc ngày mùng 1 và ngày rằm (âm lịch) hàng tháng là ngày để tưởng nhớ đến tổ tiên nên gia đình con cháu thường làm lễ cúng tổ tiên hoặc nếu không có điều kiện hay thời gian để làm mâm cúng thì cũng nhớ thắp nhang lên bàn thờ tổ tiên vào ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng.

    Lễ cúng ông bà tổ tiên vào các ngày rằm mùng 1 và 15 hàng tháng thường được chuẩn bị mâm cúng đơn giản gồm hoa tươi, trái cây, nước, bàn thờ được dọn sạch sẽ và gia chủ chỉ cần thắp nhang đọc văn khấn cúng để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên và cầu mong sự phù hộ độ trì của ông bà tổ tiên cho gia đình, con cháu khỏe mạnh, bình an và cuộc sống, công việc thuận lợi hanh thông.

    Hướng dẫn làm lễ cúng Ông Bà Tổ Tiên
    Bộ đồ cúng Ông Bà Tổ Tiên cao cấp bao gồm đầy đủ các loại giấy tờ lễ vật để cúng Tổ Tiên được cung cấp bởi cửa hàng Tâm Linh Số

    Bài văn khấn gia tiên

    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.
    Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
    Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
    Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
    Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ
    Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.
    Hôm nay là ngày ........ tháng ..... năm ..............
    Tín chủ (chúng) con là .................................................. ....
    Ngụ tại .................................................. ....... cùng toàn gia quyến.
    Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
    Chúng con thành tâm kính mời:
    Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
    Hương hồn Gia tiên nội, ngoại
    Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ
    Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật
    Phù trì tín chủ chúng con:
    Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông
    Người người được chữ bình an,
    Tám tiết vinh khang thịnh vượng,
    Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
    Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. ... (Gia chủ muốn cầu khấn gì thì khấn theo ý nguyện)
    Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
    Cẩn cáo!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!

    Sau khi đọc văn khấn xong thì chờ nhang gần tàn thì tiến hành hóa giấy tiền vàng mã. Như vậy là bạn đã hoàn thành việc làm lễ cúng Ông Bà Tổ Tiên để tỏ lòng thành kính nhớ ơn về cội nguồn tổ tiên và cầu mong được tổ tiên phù hộ độ trì phước lành cho gia đình, con cháu. Nếu bạn cần mua Bộ đồ cúng Ông Bà Tổ Tiên cao cấp bao gồm đầy đủ các loại giấy tờ lễ vật để cúng Tổ Tiên, hãy yên tâm đặt ngay tại cửa hàng Tâm Linh Số nhé.

    @Chuyên mục Tâm Linh Số
    Copyright @TamLinhSo.Com

    Nơi chia sẽ Pháp duyên - vật phẩm Phật giáo - Phong thủy - Văn hóa phẩm tâm linh
  • 0 bình luận cho " Hướng Dẫn Lễ Cúng ÔNG BÀ TỔ TIÊN "