Browsing "Older Posts"

Bạn đang ở danh mục Hướng Dẫn
  • Hướng Dẫn Cách Thỉnh - An Vị Tượng THẦN TÀI - THỔ ĐỊA - THẦN TIỀN

    By Tâm Linh Số → Thứ Năm, tháng 5 20, 2021

    Thần Tài Thổ Địa là những vị thần thân thuộc trong mỗi gia đình người Việt chúng ta, theo quan niệm từ xa xưa thì Ông Địa Thần Tài là những vị thần giữ nhà, phù hộ cho gia chủ gặp nhiều may mắn, tài lộc trong sự nghiệp, làm ăn buôn bán, kinh doanh. Nhất là với những người kinh doanh, buôn bán thì luôn luôn có bàn thờ ông địa thần tài để cúng bái và cầu mong sự phù trợ mọi việc làm ăn được suôn sẻ và thuận lợi. 


    Hướng Dẫn Cách Thỉnh - An Vị Tượng THẦN TÀI - THỔ ĐỊA - THẦN TIỀN

    Thỉnh tượng Tài Địa - Thần Tiền có cần khai quang không?

    Một số gia chủ thường đặt câu hỏi là khi mua tượng Tài Địa hay Thần Tiền thì có cần mang tượng lên chùa để khai quang hay không? Hoặc rất quan trọng việc phải nhờ người làm lễ thỉnh, gửi tượng Tài Địa lên chùa để làm lễ, làm khai quang tượng thần tài thổ địa, thần tiền... thì đây là quan niệm chưa chính xác, khi mua tượng về quan trọng là người sử dụng thờ tượng phải là người thành tâm làm lễ cúng và an vị cho tượng là được. Tại bài viết này Tâm Linh Số sẽ hướng dẫn một số lưu ý khi thỉnh và làm lễ an vị tượng Thần Tài Thổ Địa, tượng Thần Tiền đúng chuẩn.

    Nguyên tắc bày trí bàn thờ ông Địa, Thần Tài chính xác

    Chọn vị trí để đặt bàn thờ ông Địa, Thần Tài, ông Thần Tiền có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì không nên di chuyển bàn thờ Tài Địa khi đã an vị. Vị trí đặt bàn thờ Thần Tiền, bàn thờ Tài Địa nên quay hướng theo cửa chính của ngôi nhà, cửa hàng như vậy sẽ đón nhiều tài lộc và may mắn.

    Việc bày trí bàn thờ Tài Địa sẽ tác động đến việc kinh doanh và vượng khí trong gia đình bạn. Do đó, để đảm bảo cuộc sống thịnh vượng, nhiều may mắn, phát tài phát lộc, gia chủ cần chú ý những nguyên tắc bày trí bàn thờ ông Địa, Thần Tài, Thần Tiền như sau:

    Từ ngoài nhìn vào hướng bàn thờ, tượng ông Địa sẽ nằm bên phải, tượng Thần Tài nằm bên trái, hoặc có nếu có thờ thêm tượng Thần Tiền thì sẽ đặt ở vị trí ở giữa 2 ông Tài Địa. Ngoài ra phía trên bàn thờ ông Địa - Thần Tài có thể đặt thêm tượng Phật Di Lặc giúp xua tan vận rủi và ngăn chặn điềm xấu.

    Ở giữa đằng sau tượng Tài Địa là bài vị Thần Tài Thổ Địa, trước mặt tượng Tài Địa cần có một hũ muối, hũ gạo và ly nước đầy được đặt cố định ở đó đến cuối năm mới thay một lần.

    Ở chính giữa bàn thờ là bát hương, bên phải một bình hoa, bên trái một dĩa trái cây. Phía trước bàn thờ là bộ án 3 ly nước hoặc án 5 ly nước.

    Ngoài ra, bàn thờ ông Tài Địa nên đặt một số tượng phong thủy như tượng Cóc Thiềm Thừ ngậm tiền, tượng tỳ hưu, hoặc các vật phẩm mang ý nghĩa cầu tài lộc như thỏi vàng, gạo vàng, đá quý,.... để thu hút và gia tăng vượng khí cho gia chủ.

     

    Sơ đồ vị trí bày trí bàn thờ tài địa tham khảo

    Cách thỉnh và an vị tượng Phật, Bồ Tát

    Gia chủ cần chuẩn bị mọi thứ trên bàn thờ Tài Địa cho chu đáo, trang nghiêm, sạch sẽ trước khi thỉnh tượng Thần Tài Thổ Địa, Thần Tiền về an vị. 

    Sử dụng bột tẩy uế hoặc nước tắm tượng để làm sạch tượng Tài Địa, Thần Tiền trước khi đặt lên bàn thờ làm lễ.

    Sau khi đặt tượng Thần Tài Thổ Địa, Thần Tiền lên bàn thờ thì thắp nhang và khấn như sau: (Bài văn khấn nên được viết ra tờ giấy để đọc làm lễ sau khi nhang tàn quá nữa cây thì đốt tờ khấn đi)

    Nam mô A Di Đà Phật
    Nam mô A Di Đà Phật
    Nam mô A Di Đà Phật .

    Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
    Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
    Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
    Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
    Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

    Tín chủ con là:........ Tuổi:........... Ngụ tại:..........

    Hôm nay là ngày…….tháng…….năm………(âm lịch)

    Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần. 

    Nay đệ tử thành tâm con thỉnh tượng ngài về an vị trong nhà gia hộ, độ cho con công việc rộn ràng, nhiều may mắn gặp trong công việc, làm ăn thuận lợi, buôn may bán đắt,.... (gia chủ cầu theo nguyện vọng của mình), 

    Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

    Nam mô A Di Đà Phật
    Nam mô A Di Đà Phật
    Nam mô A Di Đà Phật.

    Những lưu ý khi thờ Thần Tài Thổ Địa, Thần Tiền

    Khi thờ ông Tài Địa, Thần Tiền thì gia chủ nên thường xuyên lau dọn bàn thờ và thắp nhang, thay nước cúng vía hàng ngày vào buổi sáng để cầu tài lộc và may mắn. Không nhất thiết phải lau tượng mỗi ngày nhưng cần chú ý giữ bàn thờ Tài Địa luôn sạch sẽ, ấm áp hương khói.  

    Nếu quý khách đang có nhu cầu lập bàn thờ Tài Địa thì có thể tham khảo các sản phẩm Tượng Thần Tài Thổ Địa, Tượng Thần Tiền và các vật phẩm bày trí bàn thờ tài địa đầy đủ tại Tâm Linh Số, chúng tôi sẽ tư vấn nhiệt tình và chính xác nhất cho bạn.

  • Hướng Dẫn Cách An Vị Tượng PHẬT - BỒ TÁT Tại Nhà

    By Tâm Linh Số →
    Chúng ta thờ một vị Phật hay Bồ tát nào, xuất xứ của tranh phật, tượng phật là do thỉnh mới hay được người khác cúng hoặc tặng đều thể hiện nhân duyên của mình với vị Phật hay Bồ tát đó. Một số người thường lo ngại việc thờ lại tượng của người khác đã thờ rồi thì không tốt, điều này chỉ là quan niệm không có cơ sở và cũng không nên lưu tâm. Tượng Phật không phải là việc ngẫu hứng thích là mua được. Việc thờ tượng Phật phải xuất phát từ sự thành tâm của gia chủ muốn thỉnh tượng Phật về nhà để thờ. Tại bài viết này Tâm Linh Số sẽ hướng dẫn một số lưu ý khi thỉnh tượng Phật thờ tại gia.

    Những điều cần biết trong cách lập bàn thờ Phật tại gia

    Thỉnh tượng Phật, Bồ tát có cần khai quang không?

    Nhiều người thường quan trọng đến việc thỉnh tượng như phải nhờ người làm lễ thỉnh, gửi tượng Phật lên chùa để làm lễ, làm khai quang tượng phật, tranh phật,... đây là quan niệm chưa chính xác, thực tế thì theo quan niệm của phật giáo điều quan trọng nhất khi thỉnh tượng phật hay các tranh hình phật là cách thức thờ phụng, nếu gia chủ thờ Phật, Bồ tát mà tâm chí thành chí kính, lễ phẩm thờ cúng trang nghiêm, nguyện học theo công hạnh của các Ngài thì chắc chắn được phước đức vô lượng. Vì vậy nếu gia chủ muốn thờ tượng Phật, Bồ Tát thì cần có tâm thành xin thờ là được.

    Thờ Phật với tâm nguyện nhờ đức từ bi của phật giúp khai sáng trí tuệ, tâm đức, lòng hướng thiện, sống tốt, giúp ích cho đời, rồi sau đó mới cầu được độ trì bình an, sức khỏe, an lành, chứ không phải chỉ để mục đích thờ Phật, Bồ Tát để mong được bảo vệ, độ trì mà sống không lương thiện thì khó đạt được mục đích.

    Cách thỉnh và an vị tượng Phật, Bồ Tát

    Gia chủ cần chuẩn bị mọi thứ trên bàn thờ Phật cho chu đáo, trang nghiêm, sạch sẽ trước khi thỉnh tượng Phật về an vị. Khi nhận được tượng thì nên đặt tượng Phật lên bàn thờ, không để trên bàn hay ghế,…

    Sau khi đặt tượng Phật lên bàn thờ thì thắp nhang và khấn như sau: (Bài văn khấn nên được viết ra tờ giấy để đọc làm lễ sau khi nhang tàn quá nữa cây thì đốt tờ khấn đi)
    Nam mô a di đà Phật (3 lần)
    Nam mô đại từ đại bi Quan Thế Âm Bồ Tát (3 lần)
    Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ..., địa chỉ ... . Đệ tử họ tên ..., lòng thành khấn nguyện, thỉnh Phật.... (đọc tên vị phật xin thỉnh) giáng cõi trần gia hộ cho gia đình con.
    Nay an vị ngôi gia đệ tử. Cầu ... (tên vị phật thỉnh) ngự giá, Cầu Chư Thiên bảo hộ độ trì, ở ngôi gia cho được bình an, lòng cầu nguyện chư Phật chứng giám. Nay đệ tử thành tâm con thỉnh tượng ngài về an vị trong nhà gia hộ, độ cho con công việc rộn ràng, nhiều may mắn gặp trong công việc ... (gia chủ cầu theo nguyện vọng của mình), nay lễ vật kính dâng Đức Phật, giáng cõi trần ngự giá nơi đây. Cho chúng con cầu nguyện được gặp may, cho đường đạo đường đời được thuận lợi, cho vợ chồng con cái mai sau. Được phước báu chư Phật, Bồ Tát ban phước cùng gia hộ độ trì may mắn.
    Nam mô A di đà Phật (3 lần)

    Những lưu ý khi thờ Phật tại gia

    Không nhất thiết phải lau tượng mỗi ngày nhưng cần chú ý giữ bàn thờ Phật luôn sạch sẽ, ấm áp hương khói. Vào những ngày sóc vọng (ba mươi, mùng một- mười bốn, mười lăm âm lịch hàng tháng) thì nên thắp nhang đèn, hoa trái dâng cúng ở bàn thờ Phật.

    Thờ tượng Phật phải thành tâm, gia chủ phải giữ gìn Ngũ giới, đặc biệt là không sát sinh tại tư gia. Nên tập chay tịnh vào ngày mùng 1, ngày rằm và các ngày vía Chư Phật - Bồ Tát. Giữ gìn thân -khẩu - ý trong sạch, tu thiền, niệm Phật, lạy sám hối, làm lành lánh dữ…

    Nếu muốn thỉnh về thờ Phật tại gia, gia chủ có thể chọn tượng phật phù hợp với từng mục đích thờ cúng của mình và gia đình. Tượng Phật có nhiều loại như: tượng Bổn Sư Thích Ca, tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát, Tượng Phật A Di Đà, tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát… hoặc có thể thay thế thờ tượng bằng tranh Phật cũng được. Gia chủ có thể tham khảo nhiều mẫu tượng tại siêu thị Tâm Linh Số.

  • Hướng Dẫn Cách Treo BẦU HỒ LÔ Hóa Giải - Trấn Trạch - Cầu Con

    By Tâm Linh Số → Thứ Ba, tháng 5 11, 2021
    Trong phong thủy thì Bầu Hồ Lô là vật khí quan trọng và đặc biệt cần thiết mà mỗi gia đình đều cần có trong nhà như một vật bảo hộ sự bình an, sức khỏe và tài lộc cho gia đình mình. Tại bài viết này Siêu Thị Tâm Linh Số sẽ hướng dẫn cho quý khách cách khai báo và cách treo Bầu Hồ Lô đúng cách.


    Bầu hồ lô phong thủy đều có công năng chung là hóa giải vận khí xấu, thu nạp khí tốt, bảo hộ sức khỏe và sinh vượng khí cho gia chủ, hồ lô mang ý nghĩa may mắn, trừ tà,... nên không cần quan trọng hình thức to hay nhỏ.

    Công năng phong thủy của bầu hồ lô

    Bầu hồ lô có nhiều công năng tùy vào mục đích sử dụng của gia chủ, ví dụ dùng bầu hồ lô để hóa giải vận khí, trừ tà ma, khí xấu, sát khí, trấn trạch bảo vệ nhà cửa thì nên treo bầu hồ lô bát quái hoặc bầu hồ lô khắc kinh chú, hình phật. Nếu gia chủ muốn cầu công danh sự nghiệp tiền tài thì có thể treo bầu hình ngựa Bát Mã, Thần Tài, Ông Địa,.... nếu muốn treo bầu cầu con thì treo bầu hồ lô hình trẻ em, nếu muốn cầu tình duyên hay thắt chặt tình cảm đôi lứa, vợ chồng gắn kết thì nên treo quả bầu hình đôi uyên ương, cặp chim, hình hoa lá,... Hầu hết các gia đình đều nên treo bầu hồ lô phong thủy trong nhà như một vật cát tường mang lại sự may mắn, hạnh phúc.

    Để thắt chặt tình cảm vợ chồng, tình thân gia đình và hóa giải, hạn chế những rạn nứt trong tình cảm thì nên treo bầu hồ lô trong phòng ngủ, sẽ có tác dụng rất lớn trong việc điều hòa âm dương, gắn kết tình cảm thêm vui vẻ, hạnh phúc. Ngoài ra treo hồ lô phong thủy trong nhà, cửa hàng, công ty đều rất tốt giúp mang lại sức khỏe, tài vận tới cho bản thân và cả gia đình.

    Đặc biệt nhà có trẻ nhỏ, người già hoặc người bệnh nên treo 2 bầu hồ lô trên đầu giường sẽ hóa giải được khí xấu và tăng năng lượng tốt cho người già, bệnh tật ốm yếu.

    Hướng dẫn cách treo bầu hồ lô đúng cách

    Lưu ý Bầu hồ lô phong thủy thường có 2 loại bầu hồ lô là bầu có nắp và quả bầu nguyên cuống, công năng đều như nhau.

    Bước 1: Bầu mua về nếu quả có nặp thì cần đóng nắp lại, còn quả nguyên cuống thì để như vậy, dùng khăn khô lau sạch đặt lên bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ Phật làm lễ. Nếu gia đình không có bàn thờ thì chỉ cần kê một chiếc bàn nhỏ có lễ gồm hoa quả cũng được, quan trọng là phải thành tâm thì linh ứng.

    Bước 2: Thắp 3 nén nhang, khai báo tên tuổi, địa chỉ nguyên quán và địa chỉ nơi ở hiện tại, thành tâm khấn cầu nguyện vọng của mình khi muốn thỉnh bầu hồ lô.

    Bước 3: Chờ nhang tàn quá nữa cây thì xin thỉnh xuống và mở nắp ra để treo ở các vị trí muốn treo. Bầu hồ lô là vật phẩm lành tính nên có thể treo nhiều vị trí trong nhà tùy vào mục đích sử dụng ví dụ treo trong phòng ngủ, phòng trẻ nhỏ hay người già, treo ở cửa sổ, cửa chính, treo ở nơi có nhiều âm khí hoặc sát khí,....



    @Chuyên mục Tâm Linh Số
    Copyright @TamLinhSo.Com
    Nơi chia sẽ Pháp duyên - vật phẩm Phật giáo - Phong thủy - Văn hóa phẩm tâm linh
  • Hướng Dẫn Làm Lễ Cúng Khấn CẦU CON

    By Tâm Linh Số →
    Dân gian có câu Con cái là lộc trời cho tuy nhiên nếu không được cho thì mình thành tâm cầu nguyện mong sớm gặp phước duyên. Hiện nay nhiều gia đình gặp phải một số khó khăn trong đường con cái, hiếm muộn, ngoài việc các cặp vợ chồng cần tin tưởng vào y học khám chữa để tìm ra nguyên nhân hiếm muộn khó có con, thì chúng ta cũng nên đặt niềm tin và lòng thành cầu nguyện để nhận được phước báu con cháu. Vậy những cặp vợ chồng mong muốn cầu con như thế nào, cần chuẩn bị những gì và bài văn khấn cầu con ra sao? Tại bài viết này Tâm Linh Số sẽ hướng dẫn cho quý vị cách khai báo và văn khấn cầu con.

    Hướng Dẫn Làm Lễ Cúng Khấn CẦU CON

    Việc cầu con mang tính chất tâm linh như một sự cầu nguyện gặp duyên lành, tuy nhiên tùy phước báu của mỗi người mà có thể đạt được ước nguyện hay không, nếu như gia đình không có duyên đường con cái, gặp khó khăn dù đã tìm mọi cách chữa trị thì cũng đừng nên buồn phiền hay tuyệt vọng, đứng trên góc độ tâm linh hay phật pháp thì duyên con cái đến với chúng ta là nhân duyên nhiều kiếp trước, nếu kiếp này không có duyên thì chúng ta cũng nên mở lòng chấp nhận, sống chung thủy và làm việc phước lành để tâm thanh thản.

    Hướng Dẫn Chuẩn Bị Lễ Vật Cầu Con

    Đầu tiên muốn cầu tự thì gia chủ phải giữ tâm thành và niềm tin vào lời cầu nguyện của mình, sống giữ tâm lành thiện, làm việc phước lành để giảm nghiệp, tích đức.

    Gia chủ chuẩn bị các lễ vật gồm hoa quả gồm 5 loại trái cây khác nhau, các loại bánh kẹo, đồ chơi trẻ em, một tí tiền lẻ.

    Những vật phẩm dùng để cầu con như: Bầu hồ lô, Kinh chú Quan Âm bồng trẻ, Các loại linh phù cầu con, Tượng Voi, Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ,.... hoặc những vật phẩm phong thủy có công năng cầu con cái.  

    Hướng Dẫn Làm Lễ Khai Báo Cúng Khấn Cầu Con

    Sau khi chuẩn bị các lễ vật đầy đủ thì gia chủ bày trí lên bàn thờ (bàn thờ gia tiên, bàn thờ phật) để làm lễ và thực hiện nghi thức làm lễ cúng khấn như sau.
    Gia chủ thắp 3 nén nhang và đọc bài văn khấn cúng cầu con.

    Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
    Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
    Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
    Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).
    Tín chủ (chúng) con là:....................
    Ngụ tại:.............................................

    Hôm nay, tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
    Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
    Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ:...., cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
    Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại ngôi nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng.

    Thưa các vị tôn thần, tiền chủ và gia tiên, vợ chồng con cưới nhau đã lâu mà nay chưa có con. Chúng con cũng không hiểu vì đâu mà chúng con chịu sự hiếm muộn.
    Vì vậy, nay chúng con làm lễ cúng này để phát tâm cầu tự. Chúng con thành tâm kính mong trời phật, gia tiên, tiền tổ phù trợ giúp cho chúng con sớm gặp duyên lành con cái.
    Xin các quan thần linh và các vị tiền chủ chứng giám độ trì cho chúng con.

    Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy).

    Sau khi khấn xong thì vái trước án 3 vái, chờ nhang tàn gần hết thì vái tạ lễ, sau đó gia đình mang những vật phẩm cầu con xuống và đặt ở những vị trí mong muốn như ở phòng ngủ để gia tăng năng lượng cầu con.

  • Hướng Dẫn Làm Lễ Cúng ĐẦY THÁNG - THÔI NÔI Cho Con

    By Tâm Linh Số → Chủ Nhật, tháng 5 10, 2020
    Đối với gia đình khi chào đón một đứa con ra đời là niềm hạnh phúc và may mắn nhất vì vậy mà đối với các bậc cha mẹ lễ cúng Mẹ sanh - Mẹ độ hay gọi là cúng Mụ là một lễ cúng rất quan trọng để tỏ lòng thành kính biết ơn đến các bà Mụ phụ trách việc sinh nở đã ban phúc lành cho gia đình.


    Hướng dẫn chi tiết làm lễ cúng đầy cữ - đầy tháng - thôi nôi cho con chuẩn đúng bài
  • Hướng Dẫn Làm Lễ CÚNG XE

    By Tâm Linh Số →
    Tâm Linh Số hiểu rằng mỗi một tín ngưỡng tâm linh đều hướng con người tới những niềm tin cầu mong về điều may mắn và tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Vì vậy mà có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Tại bài viết này Tâm Linh Số xin hướng dẫn đầy đủ về cách chuẩn bị lễ vật cúng xe, cách đọc văn khấn cúng xe mới và cúng xe cầu an hàng tháng.

    Một chiếc xe vừa là tài sản lớn vừa là vật bất ly thân trên mọi nẻo đường đi vì vậy để luôn thuận lợi và bình an trên mọi nẻo đường thì việc cúng xe mới là nghi thức rất quan trọng không thể bỏ qua khi bạn mua xe mới. Với bài hướng dẫn cúng xe mới và cúng xe hàng tháng này sẽ áp dụng được cho tất cả các lễ cúng xe máy mới mua, cúng xe ô tô, cúng xe tải hay xe khách đều dùng được.

    Hướng dẫn cách CÚNG XE MỚI đầy đủ nhất
    Tâm Linh Số hướng dẫn cách CÚNG XE MỚI đầy đủ nhất 

  • Hướng Dẫn Cúng KHAI TRƯƠNG Công Ty - Cửa Hàng

    By Tâm Linh Số →
    Theo quan niệm và phong tục truyền thống thì lễ cúng khai trương cửa hàng, công ty, văn phòng,... là một nghi lễ quan trọng không thể thiếu trong công việc kinh doanh, làm ăn buôn bán. Ở bài viết này Tâm Linh Số sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn về cách cúng khai trương đúng chuẩn và cách chuẩn bị mâm cúng lễ khai trương cửa hàng, công ty, tiệm quán,...



    Bài Cúng Khai Trương Chuẩn Và Đúng Nhất - Đồ Cúng Tâm Linh Số
  • Hướng Dẫn Lễ Cúng TÂN GIA Đúng Bài

    By Tâm Linh Số →
    Cúng Tân gia hay còn gọi là lễ Nhập trach là một trong những thủ tục được xem là quan trọng nhất khi về nhà mới. Để có thể chuẩn bị cho một lễ cúng tân gia chu đáo và tươm tất thì Tâm Linh Số sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn về cách cúng tân gia và cách chuẩn bị mâm cúng tân gia nhập trạch chuẩn xác nhất.

    Hướng dẫn cách làm lễ cúng Tân Gia đúng chuẩn

    Hướng dẫn cách làm lễ cúng Tân Gia đúng chuẩn