Đối với gia đình khi chào đón một đứa con ra đời là niềm hạnh phúc và may mắn nhất vì vậy mà đối với các bậc cha mẹ lễ cúng Mẹ sanh - Mẹ độ hay gọi là cúng Mụ là một lễ cúng rất quan trọng để tỏ lòng thành kính biết ơn đến các bà Mụ phụ trách việc sinh nở đã ban phúc lành cho gia đình.
Cúng Mụ là lễ cúng quan trọng và từ khi một đứa bé sinh ra đến khi được 1 năm tuổi thì sẽ có 3 lần làm lễ cúng Mụ đó là vào các thời điểm: đứa bé chào đời được 3 ngày gọi là ngày đầy cử; cúng Mụ vào lễ đầy tháng khi đứa trẻ chào đời được một tháng và cúng Mụ vào lễ đầy năm khi đứa bé tròn 1 năm tuổi hay còn gọi là lễ thôi nôi. Vào những mốc thời gian này thì bố mẹ, ông bà của đứa trẻ phải bày tiệc cứng Mụ để tạ ơn các bà Mụ và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ sức khỏe, bình an, mọi điều may mắn tốt lành.
Tùy vào giới tính của đứa trẻ là trai hay gái thì việc chuẩn bị các lễ vật cúng sẽ có một chút khác biệt. vì theo nghi thức dân gian thì thường lễ vật để cúng Mụ cho bé trai thường là con số 7, bé gái sẽ là con số 9. Vì vậy mà các lễ vật được chuẩn bị như sau:
Cúng Mẹ Sanh - cúng Mụ là lễ cúng quan trọng vì vậy chuẩn bị lễ vật phải thật cẩn thận và chu đáo để tỏ lòng thành kính biết ơn đến các bà Mụ. Lễ vật cũng có thể thay đổi tùy theo phong tục của từng địa phương, tuy nhiên theo truyền thống và kinh nghiệm dân gian thì khi làm lễ cúng Mụ thường chuẩn bị 13 phần trong đó có 12 phần nhỏ để cúng 12 bà mụ và 1 phần lớn để cúng bà Mụ chúa.
Lưu ý: khi bày mâm cúng thì sẽ chia làm 2 mâm, 1 mâm đặt trên bàn thờ gia tiên (nếu bàn thờ nhỏ thì có thể làm chung với mâm cúng giữa nhà, mâm trên cần kê bàn cao hơn mâm dưới) và vị trí cúng nên đặt ở ngay trước bàn thờ gia tiên và quay ra cửa chính.
Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa, Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa, Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa, Thập nhị bộ Tiên Nương, Tam thập lục cung Chư vị Tiên Nương.
Hôm nay là ngày.... tháng....năm.... . Vợ chồng con là ……. . Sinh được con (trai, gái) đặt tên là.... ; sinh vào giờ....., ngày...., tháng...., năm.... .Nay nhân ngày đầy cữ (hoặc đầy tháng/ đầy năm) thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bản tọa chư vị Tôn Thần kính cẩn tâu trình : Nhờ ơn Thập phương Chư PHẬT, Chư vị Thánh Hiền, Chủ Tiên Bà, các Đấng Thần Linh, Thổ Công Địa Mạch, Thổ Địa Chính Thần, Tiên Tổ nội ngoại.
Cúi xin Chư vị Tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt bệnh, vô tật, vô tai, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cháu bé được....(bố mẹ khấn theo ý nguyện của mình). Con xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Đối với lễ cúng đầy tháng thì sau khi đọc văn khấn và thắp nhang xong thì bố hoặc mẹ ẵm bé làm lễ "khai hoa" còn gọi là lễ "bắt miếng". Một tay ẵm bé, một tay cầm cành hoa vừa quơ qua quơ lại nhẹ nhàng trên miệng của bé và đọc những lời như sau "Mở miệng ra cho có bông, có hoa. Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ. Mở miệng ra cho có bạc, có tiền. Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…".
Đối với lễ cúng thôi nôi - cúng đầy năm thì có nghi thức "thử tài" bằng cách cho bé lựa chọn các món đồ chơi để xem sau này bé sẽ làm nghề gì trong tương lai.
Sau khi khấn xong thì vái trước án 3 vái, chờ nhang tàn gần hết thì vái tạ lễ, sau đó gia đình mang vàng mã, váy áo đi đốt.
Lễ cúng Mẹ sanh - cúng Mụ là các lễ cúng đầy cữ, đầy tháng và cúng thôi nôi đầy năm cho con cái là lễ cúng có khá nhiều nghi thức quan trọng, đối với cuộc sống hiện đại nhiều ông bố bà mẹ trẻ đôi khi chưa có kinh nghiệm trong việc bày mâm cúng, không biết cách cúng vì vậy mà Tâm Linh Số đã tổng hợp kinh nghiệm để chia sẽ cho các bậc bố mẹ chuẩn bị được buổi cúng đầy cữ, đầy tháng và đầy năm cho con được chu toàn, tươm tất để cầu ơn trên phù trợ bình an may mắn và sức khỏe cho con.
Hướng dẫn chi tiết làm lễ cúng đầy cữ - đầy tháng - thôi nôi cho con chuẩn đúng bài
Ý nghĩa của lễ cúng Mẹ Sanh - cúng Mụ
Cúng Mụ hay còn gọi là cúng Mẹ Sanh được dân gian thờ cúng theo tín ngưỡng từ ngàn đời nay với quan niệm rằng một đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương chính là 12 bà Mụ phụ trách việc sinh nở và nặn đứa bé để cho ra đời vì vậy mà cúng Mụ là phong tục cúng tạ ơn và cầu phúc tới bà mụ, cầu mong sự phù trợ cho đứa trẻ được an lành.Truyền thuyết về 12 Bà mụ
Theo văn hóa dân gian truyền lại về truyền thuyết 12 Bà mụ được ghi chép trong sách sử thì 12 Bà mụ chính là những vị thần được Ngọc Hoàng giao phó rách nhiệm trông coi và tạo ra cơ thể của con người khi đầu thai. Mỗi Bà Mụ được phân công công việc như thụ thai; nặn hình hài nam, nữ; chăm sóc thai; chuyển dạ; chứng kiến và giám sát sinh đẻ; chăm sóc trẻ sơ sinh; ẵm bồng con trẻ; dạy nói, dạy cười,...Thời điểm nào để Cúng Mụ
Mỗi đứa trẻ sinh ra sẽ được ghi nhớ theo hai ngày âm và dương. Lịch cúng Mụ cho bé trai và gái theo cách tính truyền thống, được căn cứ vào lịch âm để tính. Lễ này được thực hiện vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối và chọn theo giờ hoàng đạo.Cúng Mụ là lễ cúng quan trọng và từ khi một đứa bé sinh ra đến khi được 1 năm tuổi thì sẽ có 3 lần làm lễ cúng Mụ đó là vào các thời điểm: đứa bé chào đời được 3 ngày gọi là ngày đầy cử; cúng Mụ vào lễ đầy tháng khi đứa trẻ chào đời được một tháng và cúng Mụ vào lễ đầy năm khi đứa bé tròn 1 năm tuổi hay còn gọi là lễ thôi nôi. Vào những mốc thời gian này thì bố mẹ, ông bà của đứa trẻ phải bày tiệc cứng Mụ để tạ ơn các bà Mụ và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ sức khỏe, bình an, mọi điều may mắn tốt lành.
Cách cúng đầy cữ - con 3 ngày tuổi
Cúng đầy cử cho con là lễ cúng quan trọng khi đứa trẻ được sinh ra được 3 ngày tuổi, bố mẹ làm mâm lễ cúng Mẹ sanh - cúng Mụ nhằm tỏ lòng thành kính biết ơn và cảm ơn các bà mụ đã có công nhào nặn và cầu mong nhận được sự săn sóc của các bà Mụ cho đứa trẻ luôn được khỏe mạnh, cứng cáp. Tùy vào phong tục của từng địa phương mà có những cách cúng Mụ khác nhau, tuy nhiên theo tập tục truyền thông dân gian từ xưa đến này thì lễ cúng đầy cữ 3 ngày như sau.Tùy vào giới tính của đứa trẻ là trai hay gái thì việc chuẩn bị các lễ vật cúng sẽ có một chút khác biệt. vì theo nghi thức dân gian thì thường lễ vật để cúng Mụ cho bé trai thường là con số 7, bé gái sẽ là con số 9. Vì vậy mà các lễ vật được chuẩn bị như sau:
- Xôi gấc và chè: 7 phần nếu là bé trai, 9 phần nếu là bé gái.
- Cua: 7 con nếu là bé trai, 9 con nếu là bé gái ( có thể hấp chín hoặc để sống nếu gia đình muốn phóng sinh sau khi cúng)
- Trứng gà luộc: 7 quả nếu là bé trai, 9 quả nếu là bé gái.
- 1 bình hoa tươi và 1 mâm trái cây
- Bộ đồ cúng Mẹ sanh - cúng Mụ cao cấp
- Sau khi chuẩn bị xong tất cả lễ vật thì đặt bàn phía trước bàn thờ gia tiên rồi bày mâm cúng lên để tiến hành cúng Mụ cho con.
Cách cúng đầy tháng và cúng thôi nôi
Cúng đầy tháng và cúng thôi nôi hay còn gọi là cúng đầy năm là 2 lễ cúng cơ bản giống nhau về việc chuẩn bị lễ vật, mâm cúng. Cúng đầy tháng là lễ cúng khi bé tròn 1 tháng tuổi nhằm tạ ơn các bà Mụ đã nặn ra hình hài em bé và phù trợ mẹ tròn con vuông. Cúng thôi nôi là lễ cúng khi bé tròn 1 năm tuổi, bố mẹ sẽ làm lễ cúng để tạ ơn 12 bà mụ, tam ông, tổ tiên và thần linh đã che chở, bảo vệ bé trong năm đầu đời. Như vậy, 2 lễ cúng này sẽ được thực hiện cách nhau vào 2 giai đoạn phát triển của trẻ.Lễ vật cúng đầy tháng và cúng thôi nôi
Bộ đồ cúng Mẹ sanh cao cấp của Tâm Linh Số không thể thiếu trong các lễ cúng đầy cữ, cúng đầy tháng và cúng thôi nôi cho bé
Lưu ý: khi bày mâm cúng thì sẽ chia làm 2 mâm, 1 mâm đặt trên bàn thờ gia tiên (nếu bàn thờ nhỏ thì có thể làm chung với mâm cúng giữa nhà, mâm trên cần kê bàn cao hơn mâm dưới) và vị trí cúng nên đặt ở ngay trước bàn thờ gia tiên và quay ra cửa chính.
Cách bày trí mâm cúng Mụ cho lễ đầy tháng và thôi nôi
Cách bày mâm cúng Mụ trên bàn thờ gia tiên gồm:- 1 con gà luộc
- 1 miếng thịt quay
- 1 dĩa gạo và 1 dĩa muối
- 1 bát cháo lớn và 1 tô chè lớn
- 3 bát xôi
- 1 chén rượu và 1 cốc nước trắng
- 1 dĩa trầu cau
- 1 đĩa trái cây, 1 bình hoa lớn. Cách bày cúng hoa và trái cây theo nguyên tắc "Đông bình - Tây quả" nghĩa là phía đông đặt bình hoa, còn phía tây đặt lễ vật cúng.
- Đèn hoặc nến và 5 nén nhang.
- 1 đôi đũa hoa (đũa được vót ngược đầu kiểu có bông hoa trên đầu đũa
- Bộ đồ cúng Mẹ sanh - cúng Mụ cao cấp
Cách bày mâm cúng Mụ ở bàn giữa nhà
Lưu ý: Ở mâm cúng này các lễ vật đều chia thành 13 phần trong đó có 12 phần bằng nhau để cúng 12 bà Mụ, còn 1 phần thì luôn luôn nhiều hơn để cúng Bà mụ chúa.- 12 miếng trầu têm cánh phượng, 1 miếng trầu không têm. 12 trái cau bổ làm tư và 1 quả cau nguyên.
- 13 chén cháo - xôi - chè - thịt luộc - đồ xào.
- 13 con cua, ốc, tôm, có thể để sống hoặc hấp chín tùy theo gia đình muốn cúng đồ chín hoặc cúng sống để thả hồ phóng sinh.
- 13 chén, muỗng, đũa.
- 13 ly nước.
- 13 phần bánh kẹo.
- 13 đèn cầy, 13 nhánh hoa tươi,
- 3 nén nhang, tiền, vàng
- 13 mó đồ chơi của bé gồm các bộ đồ chơi giống bát đũa, chén cốc, thìa, xe cộ,…
- Vàng mã gồm bộ đồ cúng Mẹ sanh - cúng Mụ cao cấp. 13 bộ quần áo giấy (Chuẩn bị 12 bộ nhỏ giống nhau cho 12 bà Mụ và 1 bộ lớn hơn cho bà Mụ Chúa).
Văn khấn cúng đầy cữ - đầy tháng - thôi nôi
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa, Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa, Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa, Thập nhị bộ Tiên Nương, Tam thập lục cung Chư vị Tiên Nương.
Hôm nay là ngày.... tháng....năm.... . Vợ chồng con là ……. . Sinh được con (trai, gái) đặt tên là.... ; sinh vào giờ....., ngày...., tháng...., năm.... .Nay nhân ngày đầy cữ (hoặc đầy tháng/ đầy năm) thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bản tọa chư vị Tôn Thần kính cẩn tâu trình : Nhờ ơn Thập phương Chư PHẬT, Chư vị Thánh Hiền, Chủ Tiên Bà, các Đấng Thần Linh, Thổ Công Địa Mạch, Thổ Địa Chính Thần, Tiên Tổ nội ngoại.
Cúi xin Chư vị Tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt bệnh, vô tật, vô tai, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cháu bé được....(bố mẹ khấn theo ý nguyện của mình). Con xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Đối với lễ cúng đầy tháng thì sau khi đọc văn khấn và thắp nhang xong thì bố hoặc mẹ ẵm bé làm lễ "khai hoa" còn gọi là lễ "bắt miếng". Một tay ẵm bé, một tay cầm cành hoa vừa quơ qua quơ lại nhẹ nhàng trên miệng của bé và đọc những lời như sau "Mở miệng ra cho có bông, có hoa. Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ. Mở miệng ra cho có bạc, có tiền. Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…".
Đối với lễ cúng thôi nôi - cúng đầy năm thì có nghi thức "thử tài" bằng cách cho bé lựa chọn các món đồ chơi để xem sau này bé sẽ làm nghề gì trong tương lai.
Sau khi khấn xong thì vái trước án 3 vái, chờ nhang tàn gần hết thì vái tạ lễ, sau đó gia đình mang vàng mã, váy áo đi đốt.
Lễ cúng Mẹ sanh - cúng Mụ là các lễ cúng đầy cữ, đầy tháng và cúng thôi nôi đầy năm cho con cái là lễ cúng có khá nhiều nghi thức quan trọng, đối với cuộc sống hiện đại nhiều ông bố bà mẹ trẻ đôi khi chưa có kinh nghiệm trong việc bày mâm cúng, không biết cách cúng vì vậy mà Tâm Linh Số đã tổng hợp kinh nghiệm để chia sẽ cho các bậc bố mẹ chuẩn bị được buổi cúng đầy cữ, đầy tháng và đầy năm cho con được chu toàn, tươm tất để cầu ơn trên phù trợ bình an may mắn và sức khỏe cho con.
@Chuyên mục Tâm Linh Số
Copyright @TamLinhSo.Com
Nơi chia sẽ Pháp duyên - vật phẩm Phật giáo - Phong thủy - Văn hóa phẩm tâm linh
0 bình luận cho " Hướng Dẫn Làm Lễ Cúng ĐẦY THÁNG - THÔI NÔI Cho Con "