• Giải mã hội chứng Mộng du khi ngủ

    Tác giả: Nặc danh
    Xuất bản: Thứ Năm, tháng 1 17, 2019
    A- A+
    Hiện tượng mộng du trong lúc ngủ đặc biệt là vào ban đêm với các biểu hiện đang ngủ thì nói mớ, đái dầm, nghiến răng, có khi bật dậy đi lung tung hoặc nặng hơn có khi còn leo hoặc nhảy từ trên cao xuống rất nguy hiểm, vậy nếu người thân hay chính bạn đang gặp phải tình trạng này thì cần phải tìm hiểu rõ về việc mộng du để biết nguyên nhân và cách kiểm soát, nếu không sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cũng rất nguy hiểm.

    Giải mã hội chứng Mộng du khi ngủ
    Giải mã hội chứng Mộng du khi ngủ

    Theo nghiên cứu thì hiện tượng mộng du của con người được liệt vào một chứng bệnh lạ vì khó xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh. Bệnh mộng du được cho là một biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ, điều này gây ra những hành vi bất thường xảy ra trong trạng thái đang ngủ không có ý thức và những việc đã xảy ra họ sẽ không hề nhớ gì cả, tức là trong lúc ngủ nhưng họ vẫn có thể điều khiển cơ thể, tay chân của mình để thực hiện một số hành động kỳ quặc, có thể bật dậy đi lang thang, nói mớ hoặc thậm chí một số trường hợp người bị mộng du còn lái xe đi trên đường, đôi khi người mộng du có thể tự làm hại chính mình, điều này rất nguy hiểm nếu người thân không phát hiện kịp thời.

    Bệnh mộng du là gì?

    Sau nhiều cuộc thí nghiệm của các nhà nghiên cứu y học cho rằng sự phát triển của hội chứng bệnh mộng du có liên quan đến sự đột biến một vài gene trong cơ thể, tuy nhiên điều đó gây ra hiện tượng cơ thể con người vẫn có thể hoạt động và di chuyễn trong lúc ngủ sâu và khi thức giấc không nhớ được những gì đã làm thì đây vẫn còn là một điều bí ẩn mà các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải chính xác được. Theo số liệu thống kê khảo sát cho thấy chứng bệnh mộng du có tính di truyền và xuất hiện ở một bộ phận nhỏ người trên thế giới, đặc biệt triệu chứng này thường thấy ở trẻ em nhiều hơn là người lớn và người cao tuổi.

    Tại sao lúc ngủ lại bị mộng du?

    Từ các cuộc nghiên cứu cho thấy phần lớn những người bị hội chứng mộng du khi ngủ đa phần là trẻ nhỏ ở độ tuổi từ 3 - 10 tuổi, nếu bệnh xảy ra ở người lớn tuổi hơn thì chủ yếu là do tình trạng sức khỏe và tinh thần không được tốt, luôn trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ hoặc có những điều ám ảnh gây hoảng sợ trong tinh thần, ngoài ra cũng có một số yếu tố gây ảnh hưởng khác có thể liên quan tới hội chứng rối loạn tâm thần, người uống nhiều rượu, chất kích thích,...

    Trong việc nghiên cứu về giấc ngủ thì khi ở trạng thái ngủ không phải toàn bộ cơ thể và đầu óc con người đều ngừng hoạt động để nghỉ ngơi, các nhà khoa học nhận định rằng khi chúng ta đang ở trong trạng thái ngủ say giấc nhưng vẫn có thể tự động kéo chăn cho mình khi cảm thấy lạnh hoặc lật trở người khi cảm thấy mỏi, nói mớ hay ngáy,... những điều này chứng tỏ rằng trong khi chúng ta ngủ thì cơ thể hoặc bộ não vẫn có thể hoạt động. Điều này có thể liên quan đến hiện tượng mộng du ở người, theo đó người bị mộng du thường xảy ra khi họ ở đang chìm vào giấc ngủ sâu, khi não bộ ít hoạt động nhất nhưng cơ thể lại chưa hoàn toàn được nghỉ ngơi. Lúc này cũng là khi cơ thể tự hồi phục, tiết ra những hormon và có thể nó đã tác động vào hệ thần kinh của con người, khiến cho người mộng du bị lẫn lộn giữa trạng thái ngủ và thức và nó điều khiển cơ thể hoạt động theo trạng thái vô thức. Người khi rơi vào trạng thái mộng du thường kéo dài từ vài giây đến 30 phút và có thể xảy ra hằng đêm, cũng có thể không thường xuyên. Tuy nhiên có một điều trùng hợp và hơi kỳ bí đo là phần lớn những trường hợp mộng du đều rơi vào đêm trăng tròn.

    Ảnh hưởng của bệnh mộng du

    Đến nay thì các nhà khoa học vẫn khó có thể tìm ra sự lý giải chính xác nhất về hiện tượng mộng du ở con người, tuy nhiên ảnh hưởng mà chứng bệnh này gây ra cho những người gặp phải chứng mộng du cũng khá nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng, trên thực tế thì những người nghiên cứu về y học cũng đưa ra nhận định hiện tượng mộng du cũng có liên quan tới những bệnh về não như mất trí nhớ hay Parkison. Người bị bệnh mộng du thường sẽ có giấc ngủ không ngon, dễ dẫn đến trình trạng thiếu ngủ, căng thẳng, mệt mỏi, đôi khi trong lúc mộng du lại tự gây hại cho bản thân mình và người khác, thậm chí có có nhiều trường hợp đã xảy ra án mạng mà hung thủ là những người được cho là bị mộng du.

    Điều trị bệnh mộng du

    Để điều trị được chứng bệnh mộng du không phải là điều dễ dàng vì trong y học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân và cách điều trị khoa học nhất, đối với hiện tượng người lớn gặp phải chứng mộng du thì các nhà y học thường sử dụng biện pháp thôi miên hoặc cho người bệnh sử dụng những loại thuốc an thần, thuốc ngủ hoặc thuốc chống trầm cảm để giảm tỷ lệ mộng du ở một số người.

    Đối với trẻ em thì theo nghiên cứu việc trẻ em bị mộng du sẽ dần hết khi đến tuổi dậy thì, tuy nhiên nếu phát hiện người nhà gặp phải hội chứng mộng du thì cần phải chú ý đóng cửa sổ và cửa phòng khi ngủ, khi thấy trẻ bị mộng du đi lung tung thì cần nhẹ nhàng đưa trẻ trở lại phòng ngủ, con mộng du có thể kết thúc ngay khi trẻ nằm lên giường. Nếu hiện tượng mộng du quá nặng thì phải đưa đến các bác sĩ chuyên khoa thần kinh và tâm lý để được điều trị kịp thời.

    Ngoài ra thì cần chú ý rèn luyện sức khỏe, giảm căng thẳng, tránh xem cảnh bạo lực, lên kế hoạch ăn uống và ngủ nghỉ điều độ, đúng giờ và có không gian ngủ thoải mái, yên tĩnh.

    Tìm hiểu về bệnh mộng du
    mộng du là gì
    tại sao ngủ bị mộng du
    mộng du ở trẻ em
    bệnh mộng du
    người mộng du
    cách điều trị bệnh mộng du
  • 0 bình luận cho " Giải mã hội chứng Mộng du khi ngủ "