• Tại sao khi ngủ lại nằm mơ & Cách ngủ để không nằm mơ

    Tác giả: Nặc danh
    Xuất bản: Thứ Năm, tháng 1 17, 2019
    A- A+
    Có thể bạn cho rằng khi chúng ta ngủ thì toàn bộ cơ thể và các hệ thống thần kinh, não bộ đều được  tạm thời ngừng hoạt động để nghỉ ngơi, tuy nhiên sự thật mà các nhà nghiên cứu khoa học về giấc ngủ đã cho thấy rằng não bộ con người vẫn hoạt động xuyên suốt trong suốt giấc ngủ và chính điều đó đã hình thành nên những giấc mơ. Cùng Giải mã giấc mơ tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân hay ngủ mơ và làm sao để ngủ không bị nằm mơ nhé.

    Tại sao khi ngủ lại nằm mơ & Cách ngủ để không nằm mơ
    Tại sao nằm ngủ lại nằm mơ & Cách ngủ để không nằm mơ

    Mỗi đêm chúng ta sẽ ngủ với lượng thời gian từ 7 - 8 tiếng, theo đó các nhà khoa học cho biết rằng não bộ con người trong lúc ngủ thường giành ra từ 2 - 4 tiếng để mơ mộng và có thể trải nghiệm nhiều giấc mơ khác nhau trong một giấc ngủ. Hiện tượng ngủ nằm mơ xảy ra hầu hết trong giấc ngủ của tất cả mọi người, kể cả trẻ nhỏ, từ người lớn đến người già và thậm chí ở các loài động vật cũng có những giấc mơ trong lúc ngủ. Nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân và cách để kiểm soát giấc mơ của mình. 

    Như đã nói, giấc ngủ mỗi đêm của con người đều sẽ trải qua những giấc mơ, đó có thể là những giấc mơ đẹp hoặc những cơn ác mộng, hay đơn giản chỉ là tái hiện lại những gì đã xảy ra trong cuộc sống thực tế của chúng ta,... Nói chung thì khi chúng ta đi ngủ vào ban đêm, chắc chắn rằng trong giấc ngủ dù muốn hay không thì chúng ta vẫn nằm mơ ít nhất là 1 giấc mơ nào đấy, đôi khi chúng ta tỉnh dậy vào buổi sáng và nghĩ rằng tối qua mình đã ngủ rất say giấc mà không nằm mơ gì cả, thì điều này không đồng nghĩa với việc là trong giấc ngủ chúng ta đã không hề mơ, mà trên thực tế thì chúng ta đều trải qua ít nhất là một cơn mơ mộng.

    Trong giấc mơ, con người thường mơ thấy những hình ảnh, âm thanh, màu sắc, mùi vị, các đồ vật và mọi thứ mà chúng ta có thể cảm nhận, chúng ta cũng thường mơ thấy những gì đã xảy ra trong quá khứ hay hiện tại, mơ thấy được đi du lịch, mơ về thời thơ ấu, học sinh hay thời kỳ chiến tranh,... và đôi khi có những giấc mơ tiên tri, báo mộng, thỉnh thoảng chúng ta lặp đi lặp lại cùng một giấc mơ.

    Hầu như con người có xu hướng quên gần 90% giấc mơ của mình khi tỉnh dậy, nhưng dù nhớ hay không thì hàng đêm giấc ngủ của chúng ta sẽ tiếp nhận từ 4 - 10 giấc mơ, mỗi đêm, như vậy bình quân cả cuộc đời của một người sống đến 70 tuổi sẽ có 150.000 giấc mơ.

    Vậy có phải cứ ngủ là phải nằm mơ? Thì câu trả lời là phần lớn thì đúng như vậy, do trong lúc ngủ một phần não bộ của con người vẫn hoạt động, do quá trình ức chế xung bộ thần kinh não bộ là tất cả trí nhớ suy nghĩ và ước muốn sẽ hợp lại thành giấc mơ. Có khi giấc mơ sẽ tiếp lại sự việc diễn ra ngoài đời thật hay những gì mà chúng ta sinh hoạt hằng ngày trong cuộc sống thì khi ngủ nó sẽ ghi nhớ lại một số hình ảnh và tạo ra giấc mơ, đó gọi là giấc mơ tiềm thức, ngoài ra còn có 2 dạng giấc mơ khác là giấc mơ tiên tri và giấc mơ báo mộng, các thông tin được truyền tải qua sóng não dưới dạng hình ảnh, biểu tượng,... Đó là lý do vì sao đã có nhiều người nằm mơ thấy một số tình huống trong giấc mơ đã xảy ra giống như vậy. Ngủ mơ có thể nói hoặc không nói, thình thoảng mơ hay thường xuyên nằm mơ thì cũng tùy vào mỗi người, thông thường thì những người đang bị bệnh, sức khỏe yếu bị suy nhược, tinh thần căng thẳng, lo lắng hay áp lực,... sẽ thường ngủ mơ nhiều hơn.

    Có rất nhiều ý kiến khác nhau của các nhà khoa học xung quanh giấc mơ. Và trên thực tế, vẫn chưa có học thuyết nào giải thích một cách chính xác bộ não làm việc như thế nào khi chúng ta mơ hay tại sao chúng ta lại mơ. Tuy nhiên để giải thích cho những giấc mơ khác nhau của con người thì bạn có thể tìm kiếm tại sổ mơ Giải mã giấc mơ được tổng hợp đầy đủ nhất những giấc mơ phổ biến của con người.

    Một số biện pháp để hạn chế ngủ mơ

    Giấc ngủ ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của con người, nếu mơ quá nhiều, đêm nào cũng mơ sẽ khiến cơ thể chúng ta trở nên mệt mỏi, bị mê man, mộng mị, gây mất ngủ, thậm chí gây khủng hoảng tâm lý, hoảng sợ, lo lắng,.... Con người không thể can thiệp vào việc ngăn chặn những giấc mơ xuất hiện trong giấc ngủ, tuy nhiên có một số biện pháp để giúp giấc ngủ của chúng ta ngon hơn, sâu giấc hơn và từ đó hạn chế bớt việc mơ mị trong lúc ngủ.

    Chú ý kiểm tra phòng ngủ, điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh hay hướng đầu nằm cho hợp lý. Tránh ngủ trưa quá nhiều, việc ngủ trưa quá lâu sẽ khiến cơ thể dễ bị đừ người, đặc biệt là ngủ sau 3 giờ chiều sẽ dễ xảy ra hiện tượng bị bóng đè, ngời ra sẽ làm khó ngủ vào ban đêm.

    Không nên ăn tối, uống thuốc, uống cafe, rượu bia, nước ngọt hay nước nước có ga sau 8 giờ tối, điều này sẽ khiến cơ thể không được nghỉ ngơi làm khó ngủ, dễ thức giấc và thường rơi vào trạng thái mê man.

    Hoạt động thư giãn như tập thể dục, nghe nhạc 30' trước khi đi ngủ sẽ khiến não bộ bớt căng thẳng giúp giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn. Ngoài ra, có thể tắm với nước ấm cùng với một số động tác hít thở sâu sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn và không bị những giấc mơ làm phiền.

    Đừng nằm ngủ nướng trên giường khi đã thức đậy, nếu chúng ta nằm trên giường hơn 20 phút và tiếp tục đi vào giấc ngủ thì lúc này sẽ dễ rơi vào trạng thái nữa mơ nữa tỉnh, khiến đầu óc và cơ thể rất mệt mỏi.

    Tìm hiểu
    làm thế nào để hết ngủ mơ
    ngủ hay mơ linh tinh
    ngủ hay nói mớ
    ngủ hay mơ có sao không
    ngủ mơ số đề
    tại sao lại ngủ mơ
  • 1 nhận xét to ''Tại sao khi ngủ lại nằm mơ & Cách ngủ để không nằm mơ"

    ADD COMMENT
    1. Nặc danh21:06 20/1/20

      Sai hết sai từ đầu tới đuôi tao cả đời đêm nào cũng nằm mơ mà vẫn khỏe mạnh ầm ầm,không có kiến thức hiểu biết gì thì đừng bao giờ lên mạng viết bậy viết bạ làm trò cười cho thiên hạ 🤣😂🤣🤪🤣👎

      Trả lờiXóa