• Khoa học hiện đại và các nhà tâm linh học đã nghiên cứu về giấc mơ như thế nào?

    Tác giả: Nặc danh
    Xuất bản: Thứ Năm, tháng 1 17, 2019
    A- A+
    Dù ít hay nhiều thì chắc chắn rằng ai cũng từng nằm mơ trong lúc ngủ, vấn đề chỉ là lúc tỉnh dậy thì bạn có nhớ rõ về những gì mình đã mơ hay không mà thôi. Việc con người nằm mơ là một trong những hiện tượng chưa được khám phá hết, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra là tại sao khi chúng ta ngủ lại nằm mơ và những giấc mơ đó có ý nghĩa gì bí ẩn không? Để tìm lời giải đáp cho những điều này ở Giải mã giấc mơ để xem các phương pháp đoán điềm giải mộng nhé.

    Khoa học hiện đại và các nhà tâm linh học đã nghiên cứu về giấc mơ như thế nào?
    Khoa học hiện đại và các nhà tâm linh học đã nghiên cứu về giấc mơ như thế nào?

    Trong suốt lịch sử nhân loại, con người đã tìm cách phân tích, giải thích và giải mã những giấc mơ, từ thời cổ đại con người đã coi những giấc mơ như là điều thần bí và thiêng liêng. Việc nghiên cứu giải mộng chiêm bao và lý giải về ý nghĩa các giấc mơ đã tồn tại từ thời cổ xưa vào những thời kỳ Hy Lạp cổ đại, những giấc mơ của mọi người được kể lại và được các tăng lữ, người có năng lực tâm linh và những người chuyên nghiên cứu về vấn đề tôn giáo, tâm linh phân tích và đoán điềm giải mộng. Những thông tin về giải mộng được ghi chép, đúc kết và chỉnh sửa qua hàng ngàn năm. Theo lý giải của người cổ xưa thì việc xảy ra hiện tượng mơ mộng trong lúc ngủ chính là những thông tin xuất phát từ cõi vô thức và có thế lực huyền bí, thần linh muốn truyền đạt đến với con người bằng con đường truyền vào cõi vô thức sang cõi hữu thức và được đưa vào bộ nhớ. Khi cầu này đóng thì giữa vô thức và hữu thức không còn liên lạc, từ đó con người không ngừng tìm hiểu và nghiên cứu về sự thật về giấc mơ và những vấn đề xung quanh việc giải mã giấc mơ.

    Khi khoa học phát triển hiện đại hơn thì họ cũng vào cuộc nghiên cứu phần vô hình của cơ thể con người với mục tiêu làm sáng tỏ những yếu tố nào khiến con người trong lúc ngủ lại nằm mơ và đôi lúc còn có những giấc mơ rất thực mà chúng ta vẫn cảm nhận và chứng kiến như thật. Ngoài ra, các nhà khoa học hiện đại cũng muốn khám phá và giải mã những bí ẩn đứng đằng sau các khả năng đặc biệt của con người như hiện tượng ngoại cảm, linh cảm.

    Với hệ thống máy móc hiện đại, các nhà khoa học có thể chụp được não bộ con người khi họ đang ngủ, vào năm 1950 một số các nghiên cứu về giấc ngủ được tiến hành bằng phương pháp ghi điện não đồ (EEG - Electroencephalogram), đó là lần đầu tiên những dữ liệu về các hoạt động của não người trong trạng thái ngủ được khám phá một cách chi tiết. Bằng cách này các nhà khoa học bắt đầu để có thể nhìn thấy toàn bộ hoạt động của bộ não trong giấc ngủ và quan sát những khu vực và mạng lưới của não bộ đang làm việc và giao tiếp trong mơ. Cho đến hiện tại thì những công cụ chụp ảnh não, phương pháp EEG hay fMRI cũng đang sử dụng thường xuyên để nắm bắt dữ liệu về hoạt động thần kinh  và là công cụ phổ biến nhất mà các nhà khoa học sử dụng trong phòng thí nghiệm để quan sát não trong giấc ngủ.

    Khoa học hiện đại và các nhà tâm linh học đã nghiên cứu về giấc mơ như thế nào?
    Những hoạt động của não bộ có thể được phát hiện và ghi lại bởi điện não đồ (EEG).

    Cuộc nghiên cứu được tiến hành nhiều đợt với hàng trăm người với nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ nhỏ, người lớn, người già và những người khiếm thị, khiếm thính,... Từ đó các nhà khoa học đã tìm ra bảng điện não đồ khoa học và sự kết nối của sóng não, sóng não chia thành 5 loại là Beta, Alpha, Theta, Delta và Gamma, mỗi loại sóng não đều phản ánh những trạng thái đầu óc khác nhau và có thể đưa ta tới những trạng thái ý thức khác nhau. Vào mỗi một thời điểm, sẽ có một loại sóng não nhất định chiếm ưu thế. Ở các nghiên cứu đã cho thấy lúc con người trong trạng thái tỉnh và hoạt động bình thường thì nhịp sóng Beta có tần số 25 - 12 nhịp/giây, còn khi nằm ngủ ban đêm thì não chuyển sang làm việc ở nhịp Alfa, tương đương tần số 12 - 8 nhịp/giây. Hiện tượng con người chìm vào giấc ngủ là khi não bộ làm việc với nhịp Theta 8 - 5 nhịp/giây. Các nhà khoa học đã theo dõi một cách có hệ thống thì cho thấy một người đi vào giấc ngủ nhịp sóng não chậm dần lại, chuyển tuần tự từ nhịp Beta sang Alfa, Theta, Delta rồi chuyển theo trật tự ngược lại cho đến nhịp Alfa, cứ như thế trong một thời gian khoảng 6 - 8 tiếng ngủ đêm, khi đó con người sẽ chìm vào những giấc mơ và thấy những cảnh tượng từ quen thuộc đến lạ lùng, chu kỳ ấy lặp lại 7 - 8 lần, do đó chúng ta có thể nằm mơ lên tới cả chục giấc mơ trong một đêm,

    Hàng loạt các nghiên cứu đã giúp các nhà khoa học khám phá một loạt các lý thuyết về mục đích và chức năng của giấc mơ, theo đó họ cho rằng giấc mơ là một phần mở rộng của ý thức và những hình ảnh, câu chuyện trong giấc mơ là cách thức của các xung điện tạo ra trong khi ngủ. Một số nghiên cứu giấc mơ mới nhất kết hợp hình ảnh não và nhịp sóng não để kiểm tra cả hai hoạt động thần kinh và nội dung giấc mơ. Một số nhà nghiên cứu giấc mơ đang sử dụng một kỹ thuật gọi là thần kinh giải mã để giải mã cả và thậm chí dự đoán hình ảnh thị giác trong giấc mơ, dựa trên những quan sát hoạt động của não. Theo đó khi toàn bộ cơ thể chìm vào trong giấc ngủ, thì não bộ vẫn hoạt động, mắt vẫn có thể nhìn thấy những hình ảnh, tai dường như vẫn nghe thấy những tiếng động. Những giấc mơ xuất hiện là bằng chứng cho thấy một số bộ phận thần kinh trung ương vẫn hoạt động ngay cả khi tưởng chừng toàn bộ cơ thể đang nghỉ ngơi và từ đó nghiên cứu phát hiện ra quy luật hoạt động của vô thức để giải mã các giấc mơ.

    Nhìn chung về việc nghiên cứu vấn đề giấc ngủ và giấc mơ dựa trên góc độ tâm linh hay khoa học hiện đại thì con người cũng đã chứng minh được hiện tượng nằm ngủ và có những giấc mơ là điều tất yếu xảy ra đối với tất cả mọi người, kể cả một số loài động vật và đó được xem là một phần hoạt động của hệ thần kinh não bộ.

    Theo đó khi toàn bộ cơ thể chìm vào trong giấc ngủ, thì não bộ vẫn hoạt động, mắt vẫn có thể nhìn thấy những hình ảnh, tai dường như vẫn nghe thấy những tiếng động. Những giấc mơ xuất hiện là bằng chứng cho thấy một số bộ phận thần kinh trung ương vẫn hoạt động ngay cả khi tưởng chừng toàn bộ cơ thể đang nghỉ ngơi và từ đó nghiên cứu phát hiện ra quy luật hoạt động của vô thức để giải mã các giấc mơ. Trong từng đợt nghiên cứu thì họ đã tích lũy được một số lượng lớn những thông tin đa dạng về những giấc mơ với các chủ đề và câu chuyện khác nhau, trong đó phần lớn những giấc mơ mà con người thương mơ phải đó là những giấc mơ thấy ma quỷ, bị rượt đuổi, cảnh chết chóc, mơ thấy được bay cao,.... theo đó từ các nhà nghiên cứu về tâm linh và các nhà khoa học hiện đại đã cố gắng đi sâu vào giấc ngủ của con người trong cố tìm lời giải thích thỏa đáng cho những vấn đề bí ẩn của các giấc mơ và có khá nhiều giả thuyết tuy nhiên nó cũng không hoàn toàn chính xác và thuyết phục. Toàn bộ những giấc mơ của con người được lưu giữ lại và đã được phân tích giải mã, đoán điềm giải mộng đưa ra ý nghĩa và điềm báo tốt xấu rất chi tiết tại sổ mơ Giải mã giấc mơ. 

    Tìm hiểu
    tại sao ngủ nằm mơ
    giải thích về việc nằm mơ
    tại sao con người lại mơ trong khi ngủ?
    tại sao có người nhớ rõ đã mơ gì, có người lại không?
    giải mộng chiêm bao đoán điềm giải mộng
    sự thật về giấc mơ, điềm báo ý nghĩa giấc mơ
  • 0 bình luận cho " Khoa học hiện đại và các nhà tâm linh học đã nghiên cứu về giấc mơ như thế nào? "