• Giấc mơ thấy Trời & văn hóa truyền thống
    Giấc mơ thấy Trời & văn hóa truyền thống
    Trời” có ý nghĩa sâu sắc, phổ biến trong các nền văn hóa truyền thống phương Đông.Thời cổ đại Trung Hoa, văn hóa Vương triều Chu “lấy trời làm tông, lấy đức làm gốc”. Cách giải thích là: Trời ứng với người, mệnh tượng trưng cho lòng dân, đứng sau lòng dân chỉ là cái đức mà vua chúa phải thực hiện.

    1. Văn hóa “trời”

    Ở Trung Hoa, từ thời Tần Hán cho đến nay, quan niệm về trời có nhiều thay đổi. Thời Xuân Thu Chiến Quốc “ trời” đã có hàm nghĩa văn hóa mới.

    Thời kỳ này, “trời” được xem như một cặp đối lập cùng chuyển hóa, song song tồn tại với đất.

    Theo thời gian, nhận thức của con người về thế giới ngày một phát triển. Người ta giải thích trời là cặp đối lập với đất.

    Quan niệm về trời – đất cũng gần với quan niệm về âm – dương cấu tạo nên vũ trụ, trời hoàn toàn do khí dương tạo thành.

    Trời có ưu thế của cứng rắn, của nam tính, của dương khí, nếu trời không giao lưu thì vạn vật không hưng thịnh được.

    Sách Lã Thị Xuân Thu có ghi: “Trời đất có trước hết, trời do tinh khí mà thành, đất có từ hình”. Một số chuyện trong sách Hoài nam tử cũng nhất trí với nhận định này.

    Những câu chuyện thần thoại đều có nội dung bao hàm quan niệm trời đất, âm dương, khí hình. Âm dương là khí, vạn vật là hình. Tạp khí là sâu bọ, tinh khí là con người.

    Người đời sau cho rằng trời – đất là hóa thân của hai vị thần, hai vị thần được cụ thể hóa là hai vợ chồng, vợ chồng giao hợp sinh con đẻ cái ngày càng đông đúc. Những đứa con không ở trong nhà nữa, đi ra ngoài đã nâng tầm vóc của cha, lúc bấy giờ là hóa thân của trời, nên cao hơn đất. Cha – mẹ là trời – đất được tách rời nhau, chung sống với nhau.

    Trong khi ngủ, trẻ con nằm mơ thấy trời, tức là đã mơ thấy cha, trong bầu trời âm u nhất định cha sẽ ban cho chúng nhiều điều tốt lành.

    Có truyền thuyết khác: Trời được miêu tả như một vị thần nắm giữ dinh mệnh của con người.

    Người Trung Hoa cổ đại có câu cách ngôn: “Số mệnh do trời giáng xuống”. Trước đây người ta thường dán câu cách ngôn này ở ngoài cửa. Trời căn cứ vào công và tội của con người để ban điều lành giáng tai họa.

    Sách Giải mơ trong Đôn Hoàng di thư chép rằng:
    • Nằm mơ thấy trời là sinh quý tử.
    • Nằm mơ thấy trời tan vỡ, năm đó nhiều tai họa đến.
    Đó là hai biểu hiện khác nhau của vận mệnh. Thời xưa người ta thường lấy trời để biểu thị vận mệnh, vận khí và thiên số. Người mẹ mất con đã kêu gào thảm thiết “Trời ơi”, có nghĩa là trời đã cướp đi đứa con thân yêu của bà. Cho nên nhiều giáo sỹ đạo ky – tô khi đến Trung Hoa truyền giáo, qua thời gian tìm hiểu nghiên cứu đã dịch: “Thượng đế” thành “Thiên chúa”.

    Trong các tác phẩm văn học có tiếng của Trung Hoa, đặc biệt là bộ sở từ ta thấy con người hết sức sùng bái trời: “Trời là cha mẹ của mọi người nên bất cứ ai cứ gặp điều đau thương, khổ cực, lo buồn đều gọi trời như thể người ta đau ốm khổ não đều cầu cứu cha mẹ, dựa vào cha mẹ.”

    2. Điềm báo lành dữ trong giấc mơ thấy trời.

    Trong sách Giải mơ của bộ Đôn Hoàng di thư, chương thứ nhất nói về thiên văn đã giới thiệu điềm báo lành dữ khi nằm mơ thấy trời:

    Các giấc mơ báo điềm tốt:

    • Nằm mơ thấy lên trời: sinh quý tử.
    • Nằm mơ thấy trời sáng: vui lớn
    • Nằm mơ thấy trời: sống lâu.
    • Nằm mơ thấy Đế Thích: đại cát.
    • Nằm mơ thấy trời : được tiền của
    • Nằm mơ thấy mặt trăng mặt trời chiếu vào mình là điều đai quý.
    • Nằm mơ thấy vái lạy mặt trăng, mặt trời : đại cát.
    • Các giấc mơ báo điềm dữ
    • Nằm mơ thấy trời sập: mất mùa lớn
    • Nằm mơ thấy sao rơi: nhà không yên
    • Nằm mơ thấy sương mù: lo lắng, điềm báo tang cha, tang mẹ.
    • Nằm mơ thấy bầu trời tối tăm, không thấy mặt trời, mặt trăng: điềm rất xấu.
    • Nằm mơ thấy mặt trăng, mặt trời đấu nhau: làm việc đại bại.
    Thời cổ do khoa học chưa phát triển, trình độ nhận thức có hạn, con người không giải thích được nguyên nhân của các hiện tượng tự nhiên, do đó cho rằng các hiện tượng kỳ lạ về bầu trời như sao chổi, sao băng, nhật thực nguyệt thực đều là do các lực lượng làm chủ loài người, từ đó xem diễn biến của các hiện tượng này trên bầu trời là điềm báo tai họa hoặc tốt lành.

    Trong Bốc từ (chữ bói), Ân Khư có ghi chép:
    “Hôm nay có nhật thực là điềm tốt hay xấu? Nếu hôm nay có nhật thực là điềm xấu.”
    Về sau con người đã lợi dụng mặt trăng, mặt trời, sao, sáng sớm để bói toán. Thuật chiêm tinh là phương pháp xem sao có ảnh hưởng lớn trong lịch sử cổ đại. Tất nhiên điều đó sẽ được phản ánh vào giấc mơ của con người.

    Các giấc mơ báo điềm lành

    Theo Đôn Hoàng di thư, các giấc mơ báo lành dữ là:
    • Nằm mơ thấy cửa trời thì sống lâu.
    • Nằm mơ thấy trên trời có người xuống trần là điềm đại cát.
    • Nằm mơ thấy cửa trời mở: thế nào cũng có chuyện quân sự.
    • Nằm mơ thấy lên trời: sinh quý tử, đại cát.
    • Nằm mơ thấy trời hiện rõ: đại cát đại lợi.
    • Giấc mơ báo điềm xấu:
    • Nằm mơ thấy trời nóng bức: có chuyện binh đao.
    • Nằm mơ thấy trời âm u: có mưa ốm đau.
    • Nằm mơ thấy trời to đất nhỏ: việc quân sự gặp điều xấu.
    • Nằm mơ thấy trời mưa nổi bong bóng: việc mình xin không thành.
    • Nằm mơ thấy trời có mây đỏ, trắng: điềm dữ.
    • Nằm mơ thấy mưa rơi: mùa xuân mùa hạ thì lành, mùa thu, đông thì dữ.
    • Nằm mơ thấy sao bắt đẩu: có việc lo buồn.
    Từ xưa con người đã biết quan sát khí tượng để dự báo mưa gió sấm sét, phục vụ cho sản xuất, mang nhân tố duy vật thô sơ. Đây cũng là con đường để phát triển khoa học khí tượng.

    Đến thời Chiến Quốc, quan sát khi tượng đã đi vào phạm vi xem sao, đoán sao, trở thành thuật số thần bí, giá trị ban đầu bị mai một.

    Đoán khí tượng chủ yếu là đoán mây: Căn cứ vào hình thái của mây, sắc mây để đoán lành dữ. Sách Chu Lễ căn cứ vào sao là chủ yếu, nhưng cũng dựa vào 5 sắc mây. Trịnh Huyền, nhà đoán giải mơ có chú thích rất rõ:

    Bốn mùa chí làm 4 ngày ở giữa mùa, xem ngày là xem sắc mây.
    • Xanh là côn trùng.
    • Trắng là chôn người chết.
    • Đỏ là đấu chiến, binh đao.
    • Đen là nước
    • Vàng là thu được hiệu quả.
    Trên đây dùng ngũ hành làm lý luận để dự đoán chuyện con người.

    Bói đoán khí sắc của mây có liên quan đến bói mây trong Giáp cốt và Bốc từ.

    Tả truyện viết:
    Có người nằm mơ thấy một đám mây như một đàn chim đỏ bay sát mặt trời. Ba hôm sau, Sở Tử hỏi Chu Thái sử thế là thế nào?
    Chu Thái sử trả lời:
    Đây là giấc mơ của vua nước Sở chăng? Nếu tế cúng thì có thể chuyển sang các quan Tư mã Lệnh. Chu Thái sử đã căn cứ vào màu đỏ của đám mây trong giấc mơ để dự báo vua nước Sở sẽ gặp tai họa, nếu cúng tế sẽ đẩy tai họa cho người khác gánh chịu.
    Phương pháp xem mây để đoán giải lành dữ được áp dụng vào cách đoán giải các giấc mơ, đó cũng là sự phản ánh cách đoán giải khí tượng thời cổ.

    Sự sùng bái trời bao gồm cả sùng bái mặt trời. Mặt trời mọc và lặn theo thời gian nhất định, có quan hệ đến đời sống của con người. Người xưa kính sợ mặt trời nhưng chẳng biết làm gì hơn là cúng lễ. Một số lời bói trong Bốc tử có ghi rõ nghi thức đón và tiễn mặt trời. Mơ thấy mặt trời mọc là điềm lành, thấy mặt trời lặn là điềm dữ.

    Mặt trăng cũng được sùng bái vì mặt trăng, mặt trời là các vì sao có tác dụng với con người, cũng như tác dụng với sắt đối với từ lực trong từ trường.

    Sách Đôn Hoàng giải mộng thư có ghi chép: “Sự thay đổi biến hóa của các vì sao biểu thị lành dữ phúc họa của con người.”

    Tinh vân (sao) thường tượng trưng cho tai họa bất ngờ không thể lường trước.

    Đời xưa cho rằng “tế sao” là để trừ tà ma. Trong giấc mơ mà thấy sao Bắc Đẩu là điềm xấu. Các thứ mưa, gió, tuyết, sương, sấm, chớp đều có uy lực vô hình, nắm các điều lành dữ, phúc họa của con người nên đều hiện ra trong giấc mơ.

    Ở Trung Hoa, việc đoán giải các giấc mơ và xem sao có liên quan mật thiết với nhau. Những biểu hiện biến hóa của trời như nhật thực, sao chổi, sao băng đều được chú ý, gọi là “thiên biến”. Nằm mơ mà thấy “thiên biến” rất đáng sợ gặp trường hợp này người ta phải cúng tế cầu thần linh phù hộ để giải trừ tai họa. Thầy đoán mơ và thầy xem sao là bạn đồng hành trong xã hội cũ, sống dựa vào nhau.

    Những giấc mơ gắn liền với văn hóa

    Bản quyền Giải Mã Giấc Mơ
  • 0 bình luận cho " Giấc mơ thấy Trời & văn hóa truyền thống "