• Mơ là một hoạt động trong đời sống thường ngày của con người, có liên quan nhất định đến sức khỏe. Mơ là hiện tượng tâm lý, lại có thể hiện tượng sinh lý, đồng thời là hiện tượng bệnh lý. Đây là một vấn đề khoa học phức tạp, càng ngày được nhiều người quan tâm nghiên cứu.

    Ở phương Đông nhất là ở Trung Hoa, vào các thế kỷ thứ VI đến thế kỷ V trước Công nguyên, có nhiều nhà tư tưởng, triết gia nổi tiếng đưa ra một số giải thích đối với bản chất của giấc mơ. Trang Tử cho rằng: “Giấc mơ là tính của khí dương. Vui, giận đều từ tính khí.”

    Sách Mộng thư viết: “Mơ là tưởng tượng, là động thái của tính khí.”

    Lý luận y học phương Đông truyền thống cho rằng: “Tinh khí là cơ sơ hoạt động của thể xác. Mơ là một hình thức vận động của tinh khí, không phải là điềm dự báo của thần như các nhà đoán giải mơ đã nói.” Rõ ràng đây là một kiến giai sâu sắc của khoa học. Có thể phân giấc ngủ con người ra làm 2 loại:
    1. Ngủ nhanh
    2. Ngủ chậm
    Mơ là hiện tượng sinh lý xuất hiện trong trạng thái ngủ nhanh.

    Một người tỉnh giấc có thể không biết mình nằm mơ ra sao. Nếu tính lại trong trạng thái ngủ chậm thì hầu như không có một chút ký ức gì về cảnh tượng trong mơ.

    Nếu tỉnh lại trong trạng thái ngủ nhanh thì ký ức trong mơ vẫn như mới. Lúc ngủ nhanh một khu vực nào đó của đại não vẫn ở trong trạng thái hoạt động căng thẳng, quá trình nằm mơ chính là kết quả hoạt động của đại não trong khi ngủ say, có liên hệ với hoàn cảnh bên ngoài. Cho nên mơ không phải là “linh hồn vạn năng có thể giải quyết được mọi khó khăn”, cũng không phải là “điềm báo của thần linh”. Mơ là hiện tượng sinh lý trong giấc ngủ. Y học phương Đông rất xem trọng cơ sở sinh lý của mơ. Thế kỷ thứ VI đến thứ V trước Công nguyên, nhiều nhà khoa học từ cơ sở bệnh lý sinh lý đã đưa ra nguyên nhân và biểu hiện của giấc mơ. Kết quả này được ghi chép trong sách Hoàng đế nội kinh.

    Trong Hoàng Đế nội kinh có học thuyết vận khí khá quan trọng. Học thuyết vận khí thực chất là học thuyết dự báo. Nó có thể dự đoán sự thay đổi thời tiết, khí hậu và bệnh tật cùng với tai nạn, phuc họa gặp phải trong thiên nhiên, đồng thời đưa ra phương pháp đề phòng.

    Sách Hoàng Đế nội kinh đã bàn về các giấc mơ như sau:

    1. Nguyên nhân của mơ

    Đối với tình hình sức khỏe của con người, chủ yếu mơ phan ránh 5 vấn đề:
    1. Phản ánh cơ năng sinh lý (Ví dụ: Thận khí hư nằm mơ thấy đau lưng).
    2. Phản ánh dục vọng bản năng (Ví dụ: nằm mơ thấy đau bên trong sinh thực khí đàn bà).
    3. Phản ánh chỗ đau có bệnh ( Ví dụ: nằm mơ thấy rừng rậm cây cao là có bệnh ở gan).
    4. Phản ánh thịnh – suy của một bộ phận nào đó trong cơ thể (Ví dụ: nằm mơ thấy tức giận là gan khí thịnh).
    5. Phản ánh sự hệ trọng của bệnh tật (Ví dụ: hay mơ là thiếu khí lạnh).
    Thiên “Dâm tà phát mộng” của Hoàng Đế nội kinh dùng hình thức vấn đáp để giải thích về mơ.

    Hoàng Đế hỏi:

    - Nghe nói dâm tà thì tiêu tan hết là sao?

    Kỳ Bá trử lời:

    - Chính tà từ bên ngoài ảnh hưởng vào trong sẽ có chỗ đứng, chống lại dâm tà thì sẽ mất chỗ để đứng, hồn phách bay bổng không yên, dẫn đến các giấc mơ. Có thể nói rõ thêm: Chính tà nguy hại cho lòng người, từ bên ngoài nhập vào thân thể, chưa ổn định. Còn như doanh khí và vệ khí là hai thứ vận hành trong người lưu thông, hồn phách bay bổng, ngủ không yên thì thích nằm mơ.

    Cái gọi là “dâm tà” ở đây là : Âm, dương, gió, mưa, râm, sáng. Cả 6 thứ này gọi là “6 thứ khí”.

    “Dâm” có nhiều hàm nghĩa:
    1. Gần gũi đàn bà thái quá gọi là “Âm dâm”.
    2. Gần gũi đàn ông thái quá gọi là “Dương dâm”.
    3. Gió nhiều gọi là “Phong dâm”
    4. Mưa nhiều gọi là “Vũ dâm”
    5. Tối nhiều gọi là “Hối dâm”
    6. Sáng nhiều gọi là “Minh dâm”
    Âm cực thì sinh dương, dương nhiều phản lại âm.

    Tả truyện có ghi:

    Năm thứ I Chiêu Công, Tấn Hầu ốm, nhờ Tần cử thầy thuốc đến trị bệnh. Tần Bá cử một thầy thuốc giỏi đến chữa bệnh. Sau khi thầy thuốc chấn bệnh nói:

    - Thói quen thành tật của chúa công là gần đàn bà sẽ làm tiêu ma ý chí, lương thần sẽ chết, số trời đã định.

    Tiếp đó thầy thuốc lại nói:

    - Dâm sinh ra 6 tật, nếu quá đi sẽ sinh ra tai họa:
    1. Âm dâm sinh bệnh hàn.
    2. Dương dâm sinh bệnh nhiệt
    3. Phong dâm sinh bệnh tứ chi
    4. Vũ dâm sinh bệnh bụng
    5. Hối dâm sinh bệnh nghi ngờ, mê hoặc
    6. Minh dâm sinh bệnh tim.
    Gần nữ sẽ bị mê hoặc. Ngài không tự tu dưỡng nên không thể khoae được.

    Về sau, “6 điều dâm” phát triển thành: Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa là tên của 6 loại bệnh.

    Nói “dâm tà” là nói các loại bệnh một khi xâm phạm vào cơ thể sẽ gây mất thăng bằng trong cơ thể: hoặc âm thịnh hoặc dương thịnh, hoặc âm dương đều thịnh, hoặc trên thịnh dưới thịnh, từ đó phản ánh vào ý thức tiềm ẩn, hình thành các giấc mơ khác nhau.

    Cái gọi là “chính tà” được bậc danh y Trương Ẩn Yêm đời Thanh trong Hoàng Đế nội kinh giải thích: “Chính tà là chính khí của Phong – Vũ – Hàn – Thử - Thiên. Cho nên “chính tà” có thể dẫn đến các cơ lý của các giấc mơ tưởng tượng. Ngoài dâm tà nếu lục phủ ngũ tạng khí hư cũng sinh ra các giấc mơ tưởng tượng.

    2. Khí thịnh.

    Cũng như y học phương Đông, khi bàn về các giấc mơ, Hoàng đế nội kinh cũng dùng phương pháp so sánh các loại “tượng”:
    1. Âm thịnh thì nằm mơ thấy lội nước, đáng sợ.
    2. Dương thịnh thì nằm mơ thấy lửa cháy lớn.(Vì nước thuộc âm, lửa thuộc dương)
    Trương Cảnh Nhạc danh y đời Minh nói:
    • Âm thắng dương nên nằm mơ thấy nhiều âm tượng
    • Dương thắng âm nên nằm mơ thấy nhiều dương tượng
    • Âm dương đều thịnh thì nằm mơ thấy chém giết lẫn nhau.
    • Trên thịnh thi năm mơ thấy bay. Dưới thịnh thì nằm mơ thấy suy sụp.
    • Trên và dưới có liên quan. Bay bổng và sy sụp cũng vậy.
    • Khi gan thịnh thì nằm mơ thấy giận dữ.
    • Khi phổi thịnh thì nằm mơ thấy khóc.
    Trong 5 loại tiếng: ho, nói, hắt hơi, khóc…thì khóc thuộc về phổi.

    3. Khí hư

    Sách Hoàng Đế nội kinh có viết: “Tại sao chính khí không đủ lại sinh ra nằm mơ?”

    Sào Nguyên Phương, danh y đời Tùy đã nêu:

    “Người lao động vất vả, khí huyết hư hao, tạng phủ suy nhược, tổn sức là tà. Tà từ bên ngoài nhập vào bên trong, chưa có chỗ đứng, nếu bị chống lại, không đứng vững được, hồn phách phiêu dạt, người nằm chẳng yên thì sinh ra nằm mơ. Nếu:

    - Phế khí hư thù nằm mơ thấy vật màu trắng hoặc nằm mơ thấy chém người, máu chảy ròng ròng.

    Màu trắng là màu của phế (phổi), mà phế thuộc kim. Như thế là chém người máu chảy gắn liền với khí giới thuộc kim.

    - Thận khí hư thì nằm mơ thấy thuyền thủng, chìm người hoặc trong mơ thấy mình nằm trong nước hoặc hoảng sợ.

    Nói chung cách giải thích này gắn liền với nguyên tắc thận thuộc Thủy trong Ngũ hành.Gan khí thịnh thì nằm mơ thấy cỏ mọc hoặc trong mơ thây phục ở trên cây không dám xuống.Đó là do trong Ngũ hành, gan thuộc Mộc, cỏ cũng thuộc Mộc.

    Trương Ân Am giải thích:

    Cầu hỏa thì khí tâm bị hư. Cái sinh thực khí của đàn ông như con rồng, rồng cuộn như lửa uốn khúc sẽ hỗ trợ cho khí. Anh có cùng hai lửa (hỏa) thì quá nóng (viêm), cho nên mơ thấy lửa cháy. Cách so sánh này cũng không nằm ngoài Ngũ Hành.

    Khí tỳ hư thì nằm mơ thấy ăn không no, uống không đủ, có lúc nằm mơ thấy xây tường lợp nhà.

    Trong Ngũ hành, tỳ thuộc Thổ. Các cơ quan của tỳ vận chuyển thay đổi nên mới nằm mơ như thế.

    Nhiều sách y học đã phân tích: Âm dương ngũ hành phối hợp với tạng phủ là nguyên nhân gây ra bệnh tật, điều đo không tránh khỏi gán ghép khiên cưỡng. Nhưng giữa cảnh mơ và thật không phải là không có mối liên hệ. Bệnh lý trong cơ thể con người có thể đi vào cảnh mơ, một số giấc mơ còn là tín hiệu báo trước hoặc phản ánh diễn biến bệnh tật ở một bộ phận nào đó của con người.

    Khi khám bệnh lâm sàng có thể xem xét đến các cảnh mơ kết hợp với biểu hiện diễn biến của bệnh để phân tích cụ thể. Cảnh mơ có thể bổ trợ cho việc phát hiện bệnh.

    Nguyên nhân sinh ra ốm đau là do cơ năng sinh lý của con người nhưng cũng do chính khí không đủ.

    Danh y Hoa Đà trong tác phẩm Trung Tang kinh có viết:
    “Thận hư nằm mơ thấy thuyền chìm, chết đuối. Có lúc nằm mơ thấy chìm trong nước, rất đáng sợ. Nếu thận hư lâu ngày thì nằm mơ thấy bị dìm trong nước sâu”.
    Thời Xuân Thu Chiến Quốc, hoạt động của các “chư tử” (nhà tri thức) lên đến đỉnh cao “bách gia tranh minh” (trăm nhà đua tiếng), có khả năng nhiều sách nói về các giấc mơ.

    Các lời bàn trong các trước tác: Trang tử, Tả truyện, Mặc Tử, Liệt Tử, Án Tử, Xuân Thu, đều nói đến quan điểm về mơ. Trong đó Tả truyện là tác phẩm nói nhiều nhất.

    Có thể nói, tác phẩm Hoàng Đế nội kinh đã hình thành cơ sở ổn định cho lý luận y học phương Đông giải thích các giấc mơ.

    Phân tích và nghiên cứu giấc mơ có ý nghĩa thực tế:

    Bản quyền thuộc Giải Mã Giấc Mơ
  • 0 bình luận cho " Y học sách cổ bàn về giấc mơ "