• Biết trước những điều may mắn để phấn chấn trong hành động, trong cuộc sống; biết trước những điều rủi  ro để tìm cách tránh, đó luôn là ước mơ của con người. Nhưng việc đoán đúng những việc sắp xảy ra thường là chuyện gặp may, ngẫu nhiên.

    Do đó, ngoài cách đoán trước còn một cách là kiêng kỵ để tránh tai họa giáng xuống đầu mình.

    Nguồn gốc của một số tập tục kiêng kỵ:

    1.1 kiêng kỵ để tránh điều dữ, điều xấu. “ Có thờ, có thiền, có kiêng có lành”.

    Ở Việt Nam:
    • Ra ngõ kiêng gặp gái.
    • Sáng sớm kiêng người đến xin tiền.
    • Những ngày đầu tháng kiêng ăn thịt chó.
    • Kiêng các ngày xấu:Mồng năm, mười bốn, hai ba / Đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn.
    Ở Pháp:
    • Rất kiêng con số 13. Nếu ngày 13 lại trùng vào thứ 6 thì vô cùng xui xẻo.
    Một số dân tộc thiểu số Trung Hoa không làm lễ cưới vào tháng 5, tháng 7 và tháng 9. Khi phụ nữ có  nữ có mang kỵ ăn thịt thỏ để tránh con sinh ra có 6 ngón tay.

    1.2 Sùng bái tổ tiên, kiêng chạm đến di vật của tổ tiên.

    Ví dụ:
    Không được bán khăn áo của ông cha, nếu không sẽ làm ăn lụi bại.Của gia bảo không được bán, nếu không ông cha sẽ giận, con cháu ốm đau không được bảo hộ, ma quỷ sẽ quấy phá.

    1.3 Tôn sùng những con vật, những cây cổ thụ, xem đó như thần linh, thậm chí như tổ tiên của mình.

    Ví dụ:
    • Có nhiều vùng dân tộc ở Ấn Độ xem rắn là tổ tiên của mình nên không dám đánh.
    • Một số người theo đạo Hồi (Islam) đã thờ con bò cho đó là tổ tiên nên cấm sát hại bò, nếu ai đó chế giễu, cầm góc áo như tai bò sẽ bị đánh đuổi, khinh ghét.
    • Nhiều cây cổ thụ được thờ cúng như thần linh. Người ta kể nhiều câu chuyện về các cây cổ thụ linh thiêng, có những cây to lấn cả lòng đường cũng không ai dám đụng đến.

    1.4 Sùng bái linh hồn người đã chết, sợ hãi ma quỷ

    Từ đó kiêng kỵ hoạt động xung quanh nơi ở cũng như thờ cúng các linh hồn chết và quỷ thần, cho đó là nơi thiên liêng không được ai lai vãng đến.

    1.5 Sợ hãi các lực lượng thiên nhiên mà con người chưa làm chủ được

    Như sấm sét, gió mưa, cầu vồng, núi lửa….từ đó hình thành quan niệm và hành vi kiêng kỵ, cấm đoán liên quan đến lực lượng này.

    Trên đây chúng tôi nêu lên 5 thứ tập tục kiêng kỵ đã thấm sâu trong ý thức con người trong xã hội cũ mà thời nay chưa hẳn rũ bỏ được.

    Thời cổ Trung Hoa, sách Đôn Hoàng giải mộng thư viết:
    “ Nếu mọi người tuân theo các điều cấm kỵ thì sẽ không thấy ác mộng."
    Có 20 điều cấm kỵ:
    1. Lấy gạch miếu thờ để trên chân giường nằm.
    2. Giường ngủ của vợ chồng đối thẳng với thượng lương của nhà.
    3. Nuôi chó trắng, gà trắng trong nhà.
    4. Nền nhà chưa bốc hết hài cốt người đã chết
    5. Ăn súc vật đã chết.
    6. Trồng cây đào gần giếng
    7. Đồ dùng trong gia đình đã dùng lâu năm không hủy đi.
    8. Vô cớ giết rùa và rắn.
    9. Người thường nhất là phụ nữ ngồi trên thành giếng.
    10. Mặc quần áo của kẻ hành hung.
    11. Dao để ngửa lưỡi.
    12. Nằm trên giường mà mặt nhìn về phương Bắc.
    13. Lấy gỗ cây thiêng làm nhà.
    14. Ăn cơm không mời, ăn cơm thiêng không cầu nguyện.
    15. Vứt xác người ở, đặt sách dưới chân.
    16. Nhà ở án trước và sau miếu thần.
    17. Đi theo tà ma.
    18. Đất và đá có tiếng là thiêng.
    19. Lấy dây thừng bó đuốc.
    20. Chớp chiếu sáng giếng nước uống.
    Người phương Đông thời cổ xem trọng con rùa. Trong bói toán cũng lấy con rùa làm vật chuẩn. Con rùa tượng trưng cho sự ổn định vững chắc. Ở chùa, rùa để cho hạc đứng trên lưng, hạc sẽ chầu phật. Ở đình, rùa đội bia ghi chép công trạng của những người có công với nước.

    Người Trung Hoa ở xã hội nguyên thủy tôn sùng rùa, cấm không được vô cớ giết hại rùa và rắn, họ cho rằng đó là những con vật hóa thân của thần linh.

    Trong sách sử ký của Tư Mã Thiên có kể về sức sống của rùa. Rùa sống rất dai, 20 năm không ăn uống gì vẫn sống. Chuyện kể, có một ông lão lấy 4 con rùa kê vào 4 chân giường nằm cho khỏi ẩm thấp, ông lão chết người ta lấy giường đi, rùa chẳng việc gì.

    Sách cổ Trung Hoa có một cuốn nói về rùa tên là Quy sách Liệt truyện. Vương triều Hán cho rằng rùa là thần linh, từ trên trời rơi xuống, là sứ giả giữa người và thần thánh, nên từ xưa trong cung đình đã dùng mai rùa để bói. Việc bói bằng mai rùa được tiến hành thần bí và trọng thể: Chọn ngày lành tháng tốt, vua tôi phải trai giới, tẩy dục cẩn thận, làm lễ tế trời khấn cầu mặt trời phù hộ, sau đó dâng hương xin bói về công việc cụ thể (chiến tranh, khí hậu, mùa màng, săn bắn, tai họa, phúc lợi…)

    Thầy bói dùng que gỗ đốt nóng dùi vào mai rùa để lại những vết hằn người bói biết được điểm báo trên mai rùa, phán đoán điều lành dữ.

    Mùa sắc cũng thể hiện lành dữ. Ví dụ người ta cho rằng màu trắng là màu tang tóc. Khi bố mẹ chết con cái phải mặc đồ tang màu trắng, màu trắng là màu kiên kỵ. Ngược lại, màu trắng đối với một số nước là màu trong trắng. Ngày nay chúng ta chẳng thấy cô dâu mặc áo cưới màu trắng đó sao?

    Xét cho cùng, điềm lành hay điềm dữ trong giấc mơ đều do con người tạo nên, điều kiên kỵ cũng do tập tục tạo nên, mang đặc trưng của từng vùng, từng dân tộc.

    Người ta chia thành hai loại giấc mơ:

    Tìm hiểu trong mộng lành mộng dữ còn có gì?

    Bản quyền thuộc Giải Mã Giấc Mơ
  • 0 bình luận cho " Những điều kiêng kỵ "