Hướng Dẫn Cách An Vị Tượng PHẬT - BỒ TÁT Tại Nhà
By Tâm Linh Số →
Thứ Năm, tháng 5 20, 2021
Chúng ta thờ một vị Phật hay Bồ tát nào, xuất xứ của tranh phật, tượng phật là do thỉnh mới hay được người khác cúng hoặc tặng đều thể hiện nhân duyên của mình với vị Phật hay Bồ tát đó. Một số người thường lo ngại việc thờ lại tượng của người khác đã thờ rồi thì không tốt, điều này chỉ là quan niệm không có cơ sở và cũng không nên lưu tâm. Tượng Phật không phải là việc ngẫu hứng thích là mua được. Việc thờ tượng Phật phải xuất phát từ sự thành tâm của gia chủ muốn thỉnh tượng Phật về nhà để thờ. Tại bài viết này Tâm Linh Số sẽ hướng dẫn một số lưu ý khi thỉnh tượng Phật thờ tại gia.
Thỉnh tượng Phật, Bồ tát có cần khai quang không?
Nhiều người thường quan trọng đến việc thỉnh tượng như phải nhờ người làm lễ thỉnh, gửi tượng Phật lên chùa để làm lễ, làm khai quang tượng phật, tranh phật,... đây là quan niệm chưa chính xác, thực tế thì theo quan niệm của phật giáo điều quan trọng nhất khi thỉnh tượng phật hay các tranh hình phật là cách thức thờ phụng, nếu gia chủ thờ Phật, Bồ tát mà tâm chí thành chí kính, lễ phẩm thờ cúng trang nghiêm, nguyện học theo công hạnh của các Ngài thì chắc chắn được phước đức vô lượng. Vì vậy nếu gia chủ muốn thờ tượng Phật, Bồ Tát thì cần có tâm thành xin thờ là được.
Thờ Phật với tâm nguyện nhờ đức từ bi của phật giúp khai sáng trí tuệ, tâm đức, lòng hướng thiện, sống tốt, giúp ích cho đời, rồi sau đó mới cầu được độ trì bình an, sức khỏe, an lành, chứ không phải chỉ để mục đích thờ Phật, Bồ Tát để mong được bảo vệ, độ trì mà sống không lương thiện thì khó đạt được mục đích.
Cách thỉnh và an vị tượng Phật, Bồ Tát
Gia chủ cần chuẩn bị mọi thứ trên bàn thờ Phật cho chu đáo, trang nghiêm, sạch sẽ trước khi thỉnh tượng Phật về an vị. Khi nhận được tượng thì nên đặt tượng Phật lên bàn thờ, không để trên bàn hay ghế,…
Sau khi đặt tượng Phật lên bàn thờ thì thắp nhang và khấn như sau: (Bài văn khấn nên được viết ra tờ giấy để đọc làm lễ sau khi nhang tàn quá nữa cây thì đốt tờ khấn đi)
Thờ tượng Phật phải thành tâm, gia chủ phải giữ gìn Ngũ giới, đặc biệt là không sát sinh tại tư gia. Nên tập chay tịnh vào ngày mùng 1, ngày rằm và các ngày vía Chư Phật - Bồ Tát. Giữ gìn thân -khẩu - ý trong sạch, tu thiền, niệm Phật, lạy sám hối, làm lành lánh dữ…
Nếu muốn thỉnh về thờ Phật tại gia, gia chủ có thể chọn tượng phật phù hợp với từng mục đích thờ cúng của mình và gia đình. Tượng Phật có nhiều loại như: tượng Bổn Sư Thích Ca, tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát, Tượng Phật A Di Đà, tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát… hoặc có thể thay thế thờ tượng bằng tranh Phật cũng được. Gia chủ có thể tham khảo nhiều mẫu tượng tại siêu thị Tâm Linh Số.
Nhiều người thường quan trọng đến việc thỉnh tượng như phải nhờ người làm lễ thỉnh, gửi tượng Phật lên chùa để làm lễ, làm khai quang tượng phật, tranh phật,... đây là quan niệm chưa chính xác, thực tế thì theo quan niệm của phật giáo điều quan trọng nhất khi thỉnh tượng phật hay các tranh hình phật là cách thức thờ phụng, nếu gia chủ thờ Phật, Bồ tát mà tâm chí thành chí kính, lễ phẩm thờ cúng trang nghiêm, nguyện học theo công hạnh của các Ngài thì chắc chắn được phước đức vô lượng. Vì vậy nếu gia chủ muốn thờ tượng Phật, Bồ Tát thì cần có tâm thành xin thờ là được.
Thờ Phật với tâm nguyện nhờ đức từ bi của phật giúp khai sáng trí tuệ, tâm đức, lòng hướng thiện, sống tốt, giúp ích cho đời, rồi sau đó mới cầu được độ trì bình an, sức khỏe, an lành, chứ không phải chỉ để mục đích thờ Phật, Bồ Tát để mong được bảo vệ, độ trì mà sống không lương thiện thì khó đạt được mục đích.
Cách thỉnh và an vị tượng Phật, Bồ Tát
Gia chủ cần chuẩn bị mọi thứ trên bàn thờ Phật cho chu đáo, trang nghiêm, sạch sẽ trước khi thỉnh tượng Phật về an vị. Khi nhận được tượng thì nên đặt tượng Phật lên bàn thờ, không để trên bàn hay ghế,…
Sau khi đặt tượng Phật lên bàn thờ thì thắp nhang và khấn như sau: (Bài văn khấn nên được viết ra tờ giấy để đọc làm lễ sau khi nhang tàn quá nữa cây thì đốt tờ khấn đi)
Nam mô a di đà Phật (3 lần)
Nam mô đại từ đại bi Quan Thế Âm Bồ Tát (3 lần)
Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ..., địa chỉ ... . Đệ tử họ tên ..., lòng thành khấn nguyện, thỉnh Phật.... (đọc tên vị phật xin thỉnh) giáng cõi trần gia hộ cho gia đình con.
Nay an vị ngôi gia đệ tử. Cầu ... (tên vị phật thỉnh) ngự giá, Cầu Chư Thiên bảo hộ độ trì, ở ngôi gia cho được bình an, lòng cầu nguyện chư Phật chứng giám. Nay đệ tử thành tâm con thỉnh tượng ngài về an vị trong nhà gia hộ, độ cho con công việc rộn ràng, nhiều may mắn gặp trong công việc ... (gia chủ cầu theo nguyện vọng của mình), nay lễ vật kính dâng Đức Phật, giáng cõi trần ngự giá nơi đây. Cho chúng con cầu nguyện được gặp may, cho đường đạo đường đời được thuận lợi, cho vợ chồng con cái mai sau. Được phước báu chư Phật, Bồ Tát ban phước cùng gia hộ độ trì may mắn.
Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Những lưu ý khi thờ Phật tại gia
Không nhất thiết phải lau tượng mỗi ngày nhưng cần chú ý giữ bàn thờ Phật luôn sạch sẽ, ấm áp hương khói. Vào những ngày sóc vọng (ba mươi, mùng một- mười bốn, mười lăm âm lịch hàng tháng) thì nên thắp nhang đèn, hoa trái dâng cúng ở bàn thờ Phật.Thờ tượng Phật phải thành tâm, gia chủ phải giữ gìn Ngũ giới, đặc biệt là không sát sinh tại tư gia. Nên tập chay tịnh vào ngày mùng 1, ngày rằm và các ngày vía Chư Phật - Bồ Tát. Giữ gìn thân -khẩu - ý trong sạch, tu thiền, niệm Phật, lạy sám hối, làm lành lánh dữ…
Nếu muốn thỉnh về thờ Phật tại gia, gia chủ có thể chọn tượng phật phù hợp với từng mục đích thờ cúng của mình và gia đình. Tượng Phật có nhiều loại như: tượng Bổn Sư Thích Ca, tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát, Tượng Phật A Di Đà, tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát… hoặc có thể thay thế thờ tượng bằng tranh Phật cũng được. Gia chủ có thể tham khảo nhiều mẫu tượng tại siêu thị Tâm Linh Số.