• Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu Ức Trai, người Thường Tin, tỉnh Hà Tây. Ông là bậc khai quốc công thần đời Hậu Lê (Lê Thái Tổ). Năm 60 tuổi ông về ở ẩn ở Côn Sơn, thuộc huyện Chí Linh, Hải Dương. Ba năm sau nhân việc vua Lê Thái Tông chết, bọn gian thần vốn thù ghét ông đã vu cho người thiếp yêu của ông là Nguyễn Thị Lệ tội giết vua. Ông bị liên lụy, chịu án “tru di tam tộc”. Về sau ông được minh oan và được vua Lê Thánh Tông truy tặng là Tề Văn Hầu.

    Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu Ức Trai, người Thường Tin, tỉnh Hà Tây
    Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu Ức Trai, người Thường Tin, tỉnh Hà Tây

    Câu chuyện về rắn báo oán có liên quan đến việc ông bị tru di tam tộc được truyền tụng sâu rộng trong dân gian và được ghi trong sử sách. Câu chuyện như sau:

    Nguyễn Trãi cần chặt một cây cổ thụ để dựng nhà ở. Trong gốc cây có cái hang sâu trong đó có 6 mẹ con nhà rắn trú ngụ. Biết không thể ở trong hang được nữa, mẹ rắn phải tìm nơi khác để ở, nhưng thời gian quá gấp mà tìm chưa ra, trong khi đó toán thợ quyết định ngày mai chặt cây.

    Đêm đó sau khi đọc văn bài, trời đã khuya Nguyễn Trãi mỏi mệt gục xuống bàn ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ ông mơ thấy có 6 mẹ con người đàn bà trẻ đẹp đến xin gặp ông. Năm đứa bé ngộ nghĩnh kháu khỉnh, đứa nhỏ nhất được mẹ bế trên tay. Đương nhiên Nguyễn Trãi có ngay thiện cảm với mẹ con người đàn bà này.

    Nàng thỏ thẻ trình bày với Nguyễn Trãi về hoàn cảnh và xin ông hoãn việc chặt cây 3 ngày, còn tìm cách giúp ông giải quyết công việc cho toán thợ không phải ăn không ngồi rồi.

    Đương nhiên Nguyễn Trãi nhận lời. Tỉnh giấc Nguyễn Trãi tắt đèn lên giường nằm.

    Đáng tiếc sáng hôm sau Nguyễn Trãi thức dậy quá muộn. Mặt trời đã lên một con sào Nguyễn Trãi mới chợt tỉnh, vội chạy ra bãi xây dựng. Cây cổ thụ đã bị chặt đổ. Năm cái xác rắn con bị chặt đứt thành từng mảnh, máu chảy lại láng. Ông tìm đi tìm lại chẳng thấy xác rắn mẹ đâu. Ông giẫm chân, than thở:

    Ta đã phạm tội ác, lỗi lời hứa. Chưa biết ta sẽ hứng chịu điều bất hạnh ghê gớm gì đây!

    Cả ngày hôm đó Nguyễn Trãi bị dằn vặt vì sự việc vừa xảy ra, ông đứng ngồi không yên. Tối đến, Nguyễn Trãi không ngủ được đốt đèn xem sách.

    Trời đã khuya sang canh ba, ngọn nến linh linh ông mơ màng thấy 6 mẹ con người đàn bà hiện ra. Nhưng lần này tất cả đều yên lặng. Không khí thê lương ảm đạm. Ngọn nến leo lắt, có tiếng động trên xà nhà. Ông giật mình nhìn lên thì thấy một con rắn dài thò đầu xuống nhìn ông với đôi mắt căm hờn. Ông vội vã vái lạy, rồi lầm rầm khấn:

    Ta có tội lớn với nhà ngươi, vì ta ngủ dậy muộn. Sự việc đã lỡ, giá như khi nhận lời với nhà ngươi ta truyền lệnh ngay thì sao có điều thảm thương này. Ta xin ngươi lượng thứ cho ta, còn chuyện trừng phạt là của ngươi. Ta không oán trách gì!

    Nguyễn Trãi mở mắt nhìn rắn. Rắn cuộn khúc như đau đớn, căm giận cực độ. Bỗng từ miệng rắn, một giọt máu nhỏ xuống quyển sách đang mở rộng trên án thư. Quyển sách chữ viết đẹp, giấy bản hứng giọt máu thấm ba trang.

    Giấc mơ tưởng chỉ có thế. Đông qua xuân đến, bao nhiêu sự việc trọng đại xảy ra trong đời Nguyễn Trãi, thăng trầm thắng bại làm cho ông “lưỡi tê tâm khổ”. Một lần, nhân đi du ngoạn, ông gặp cô gái bán chiếu. Cảm cái sắc nước hương trời của cô gái, thấy cô toát ra vẻ thông minh tài trí, ông buông câu hỏi qua bài thơ đầy ý nhị:

    Nàng ở đâu ta bán chiếu gon,
    Chẳng hay chiếu bán hết hay còn
    Xuân xanh chừng độ bao nhiêu tuổi
    Đã có chồng chưa, được mấy con?
    Cô gái nhẹ nhàng trả lời:
    Thiếp ở Tây Hồ bán chiếu gon
    Cớ sao chàng hỏi hết hay còn
    Xuân xanh chừng độ trăng tròn lẻ,
    Chồng còn chưa có hỏi chi con?

    Trai anh hùng, gái thuyên quyên đường nhu đã gặp nhau. Người con gai đó là Nguyễn Thị Lộ - nữ sĩ triều Lê, theo truyền thuyết là con rắn mẹ hóa kiếp vào để tìm cách trả thù Nguyễn Trãi. Rắn thề sẽ cho máu của dòng họ Nguyễn Trãi chảy đầy ba họ. Tháng 8 năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tông còn trẻ, mới 20 tuổi đi tuần thú miền Đông, về đến Lệ Chi Viên, nghỉ tại đây, thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng hà.

    Nguyễn Trãi bị liên lụy, chịu án tru di tam tộc. Đến đây thì ai cũng tin rằng giấc mơ “Rắn báo oán” đã linh ứng.

    Theo văn học với giấc mơ
    Bản quyền Giải Mã Giấc Mơ
  • 0 bình luận cho " Văn học với giấc mơ "