• Giấc mơ thấy Đất & văn hóa truyền thống
    Giấc mơ thấy Đất & văn hóa truyền thống
    Người xưa xem “đất” cũng quan trọng như trời. Do đó, đất cũng có liên hệ chặt chẽ với các giấc mơ.

    1. Khoa học địa dạng của Trung Hoa cổ

     Thư tịch sách vở ghi chép về địa dạng các công trình thời xưa mặt dù còn chịu nhiều ảnh hưởng của quan niệm số mệnh, quỷ thần nhưng cũng có quan điểm duy vật thô sơ. Vua Bàn Canh nhà Thương khi dời đô đến đất Ân tuyên bố với thần dân:
    Trời cho ta được ở ấp mới này, xây dựng ấp này mãi mãi thịnh vượng.
    Lời tuyên bố này khẳng định chuyện dời đô là do trời quyết định. Đương nhiên với quan điểm thực tiễn và khoa học thì các nhân tố quyết định việc dời đô là khí hậu, nước, cây cỏ, tài nguyên, chiến tranh giứa các bộ lạc.

    Nhà Chu dời đô và xây dựng ấp mới nhiều lần đều xem địa dạng.

    Người xưa cân nhắc, thận trọng khi chọn đất để an cư, lạc nghiệp.

    Một yếu tố không kém phần quan trọng là xác định bóng chiếu của mặt trời xuống mảnh đất khi xem đất. Về cơ bản phương pháp này có cơ sở khoa học.

    Từ đời Tần, Hán, phuongwphaps xem tướng rất tiến bộ dần, phát triển thành môn địa lý học, nhưng dần sa vào con đường mê tín.

    Người xưa cho rằng vị trí đặt mồ mả quan hệ đến số phận của con cháu đời sau.

    Sách Luận hành của Vương Sung có viết:
    “Không xây nhà hướng Tây, nếu xây sẽ có nhiều điều xấu, nguy hại nhất là chết chóc”.
    Ở các vương triều sau, yếu tố mê tín thần bí tăng dần, thuật xem trở nên thần bí.

    Ở phương Tây, nhất là vùng Trung Cận Đông, khi xây lăng mộ, các vị hoàng đế Ai Cập rất chú ý đến hướng đất, nhiều khu lăng có nét đặc biệt, dần dần người đời sau mới phân tích rõ dưới góc độ khoa học.

    Trong truyền thuyết Hy Lạp, thần đất có con là nứ thần Nông nghiệp. Người Babilon cổ đại cho rằng thần Hạt giống là con gái của thần đất.

    Người Ả Rập khi chọn Jerusalem là thánh địa đã xem tướng đất kỹ càng nhưng vẫn không tránh được sự sắp đặt của Thượng Đế.

    Năm 746 ở Jerusalem có động đất, các thánh điện bị hư hại, năm 785 phải trùng tu. Đền đài rực rỡ trên mảnh đất này cũng được xây dựng từ biểu thức tổng hợp về tướng đất, thiên văn và việc đoán giải cac giấc mơ.

    Đời vua AJ – Mamum của Ả Rập thời kỳ bấy giờ là A- lo –not Ba – ki – a (Di tích quá khứ) đã nói nhiều về đoán sao, đoán mơ và xem tướng đất.

    Ở các nước phương Đông có nghi lễ tế đất. Theo cách nhìn của người đương thời, các gò đất, đống đất đều là hiện thân của các vị thần. Người xuă đã nhân cách hóa đất xem đó là thân thể thần linh.

    Sách Đôn Hoàng giải mộng thư nói nhiều về những giấc mơ có liên quan đến đất, cho rằng nằm mơ thấy nhiều ruộng là giàu có.

    Sách Bạch Hổ thông nghĩa có nói:
    “Đất không những có thể nuôi sống vạn vật mà con có thể hủy diệt vạn vật.”
    Sách Đôn Hoàng giải mộng có chép:
    • Nằm mơ thấy mua đất: đại cát, phú quý.
    • Nằm mơ thấy đất hâm: gia trạch không yên.
    Các hòn đá cũng được sùng bái. Trong nghi lễ Chu vũ (cầu mưa) có việc tế cúng các mõm đá, nếu sau khi cúng tế mà không mưa thì gõ vào đầu phiến đá.

    Một câu chuyện có thực ở tỉnh Tứ Xuyên – Trung Quốc: Trong một ngôi miếu nọ có một phiến đá rất to, trên phiến đá có 5 lỗ, các bà vợ đến cầu con trai nối dõi tông đường thường ném những viên đá con vào lỗ. Nếu ném trúng các lỗ trên nhất thì giàu có, nếu ném lỗ thấp nhất thì được vinh dự. Ném trúng lỗ bên trái sinh con trai. Ném trúng lỗ bên phải sinh con gái.

    Ở Đài Loan, vị thần bảo vệ trẻ con được gọi là “Thạch đầu sư phó” (thầy giáo kèm cặp cho Đá) với ý nghĩa mong muốn đưa con trai của mình được như viên đá.

    Nếu sinh được con trai, mỗi năm bà mẹ đến lễ tạ 4 lần, đến khi nào đứa bé lên 6 tuổi mới thôi.

    Ở nước ta, trong chùa Hương Tích có tượng “đá cô đá cậu” để cầu sinh con, núi Tiền , núi Gạo cầu cho sung túc, có của cải.

    Đặc biệt ở trước cửa các phủ, huyện đều đặt hai con sư tử đá nhằm mục đích ngăn cản tà ma lan la đến công sở.

    Trong các giấc mơ của con người cũng phản ánh thuật địa dạng, sùng bái đất.

    Những giấc mơ gắn liền với văn hóa

    Bản quyền Giải Mã Giấc Mơ
  • 0 bình luận cho " Giấc mơ thấy Đất & văn hóa truyền thống "