• TÔN TƯ MẠO VỀ BỆNH MƠ.

    Tôn Tư Mạo (581 – 682) là một danh y đời Đường. Vì có những cống hiến kiệt xuất cho y học phương Đông, ông được người thời bấy giờ gọi là “Dược vương” (vua thuốc).

    Ông là người tinh thông học thuyết Lão Trang Bách Gia Chư Tử, tinh thông y học và thuyết Âm dương. Quyển Thiên kim phương (một nghìn bài thuốc vàng) do ông viết có ảnh hưởng rất lớn đến đời sau.

    Trong sách Thiên kim phương có thiên điều khí pháp nêu lên các bệnh nóng, lạnh của ngũ tạng dưới góc độ bệnh tật, các biểu hiện của các giấc mơ tưởng tượng đổi ứng. Đồng thời căn cứ vào tình hình cụ thể, nêu lên các biện pháp chữa bệnh lục khí.

    1. Bệnh tim

    Bệnh tim, thân người nóng.
    • Biểu hiện: Người bệnh nằm mơ thấy người mặc áo đỏ, tay cầm dao màu đỏ, gậy lửa.
    • Cách điều trị: hô hấp hít không khí vào, thở ra. Hít vào là chữa lạnh, thở ra là chữa nóng.

    2. Bệnh phổi

    Người mắc bệnh phổi ngực và lưng đều phồng, tứ chi phiền muộn, bứt rứt.
    • Biểu hiện: phổi màu trắng, người đau hay nằm mơ, thường mơ thấy con trai con gái đẹp đều là người thân hoặc cha mẹ, anh em, vợ con.
    • Cách chữa: phải cho ra hết khí hư.

    3. Bệnh gan.

    Người mắc bệnh gan luôn âu sầu buồn bã, hay đau đầu, nhức mắt.
    • Biểu hiện: Gan màu xanh, nằm mơ thấy mặc áo xanh, cầm dao xanh hoặc mơ thấy sư tử, hổ, cáo dọa nạt người.
    • Cách chữa bệnh: thở hắt hơi ra. 

    4. Bệnh tỳ

    Tỳ có chức năng sinh lý: Thu nạp, vận hóa nước và bột. Do một nguyên nhân nào đó mà ăn không đủ hoặc quá nhiều ảnh hưởng đến chức năng của tỳ, hoạt động sinh lý xủa tỳ dẫn đến mơ tưởng tượng và bệnh tưởng tượng. Tôn Tư Mạo giải thích: Người có bệnh tỳ thấy lâng lâng, đau khắp người, phiền muộn. Bệnh này người lớn mắc nhiều.
    • Biểu hiện: Tỳ màu vàng cùng màu với Thổ. Nằm mơ thấy trẻ con đánh người, người yếu.
    • Cách trị bệnh: thở khí hư ra.

    5. Bệnh thận

    Người mắc bệnh thận cơ thể lạnh, âm suy mặt mũi nhăn nhó khó nhìn.
    • Biểu hiện: thận màu đen, nằm mơ thấy áo đen hoặc thú vật cầm dao hay gậy của ông tướng.
    • Điều trị: thở khí hư ra.
    Tôn Tư Mạo trong Thiên kim phương còn đưa ra bệnh khí tim, bệnh khí phổi, bệnh khí bàng quang đều có cách chữa kết hợp trị mơ và bệnh.

    TRẦN SĨ NGUYÊN BÀN VỀ BỆNH MƠ.

    Trần Sĩ Nguyên tự là Tâm Thúc, đỗ tiến sĩ năm giáp Thìn, niên hiệu Gia Tĩnh Minh Thế Tông (1544), làm quan Tri Châu, gần Nhiệt Hà. Ông có nhiều tác phẩm và là một nhà lý luận đoán giải mơ nổi tiếng.

    Trần Sĩ Nguyên phân tích một cách khoa học về các giấc mơ trên cơ sở tiếp thu các tác phẩm Hoàng Đế nội kinh, Liệt tử. Tác phẩm viết về mơ của Trần Sĩ Nguyên Mộng chiêm dật chỉ đã sưu tầm tập hợp các thuyết pháp về mơ của các đời trước. Trần Sĩ Nguyên chia giấc mơ làm 9 loại:
    1. Mơ khí thịnh.
    2. Mơ khí hư
    3. Mơ tà ngụ
    4. Mơ thể trệ
    5. Mơ tình ích
    6. Mơ trực diện
    7. Mơ tỷ tượng
    8. Mơ phản cực.
    9. Mơ lợi yêu
    Trong chín loại mơ, Trần Sĩ Nguyên đã cgus ý đến 5 loại: Khí thịnh, khí hư, tà ngụ, thể trệ, tình ích. Sự kích thích bên ngoài tình cảm, bệnh lý sinh lý đã tham gia vào các nguyên nhân sinh ra các giấc mơ loai này. Tuy nhiên cách phân chia này vẫn tồn tại một số vấn đề:
    1. Một là: cho rằng quỷ quái có thể gây ra mơ, có nội dung mê tín.
    2. Hai là: cách phân loại không thống nhất, vừa phân chia từ góc độ nguyên nhân lại vừa phân chia từ góc độ điềm báo mơ.

    1. Mơ khí thịnh

    Chủ yếu nói đến 15 loại mơ tưởng tượng do tà khí thịnh. Thân thể con người thông với trời đất, ứng với loài vật nên khí âm mạnh thì mơ lội xuống nước mà sợ hãi.

    2. Mơ khí hư

    “Hư” là chính khí bị hư. Trong các giấc mơ khí hư, Trần Sĩ Nguyên đã đưa ra 10 loại khí hư (như hư của tạng phủ), cùng với 5 loại bệnh mơ.

    No quá nằm mơ, đói nằm mơ. Người bị phù nằm mơ. Nằm ngủ cuộn chiếu thì mơ thấy rắn.

    Giấc mơ âm: nằm mơ thấy ăn, mơ thấy cơm rượu no say thì lo lắng, mơ thấy ca múa thì khóc.

    3. Mơ tà ngụ

    Mơ tà ngụ chủ yếu do tà khí xâm nhập vào lục phủ, ngũ tạng, sinh thực khí phụ nữ, gáy ống chân, đùi, dạ con, phản ánh bằng 15 loại mơ tưởng tượng.

    Thiên Dâm tà phát mộng trong Hoàng đế nội kinh có viết:
    • Thiếu khí tim: nằm mơ thấy đồi núi, khói lửa.
    • Đau phổi: nằm mơ thấy bay bổng, thấy vật lạ, vàng và sắt.
    • Đau gan: nằm mơ thấy rừng rậm cây cối.
    • Đau thận: mơ thấy xuống nước sâu, ở trong nước.
    • Đau bàng quang: mơ thấy đi chơi.
    • Đau vị (dạ dày): nằm mơ thấy ăn uống.
    • Đau đại tràng: nằm mơ thấy ruộng đồng.
    • Đau tiểu tràng: nằm mơ thấy vào ấp, vào nha môn.
    • Đau mật (đởm): nằm mơ thấy kiện tụng
    • Đau sinh thực khí đàn bà: nằm mơ thấy vào bên trong.
    • Đau gáy: nằm mơ thấy chém đầu
    • Đau ống chân: nằm mơ thấy đi mà không tiến lên trước được.
    • Đau ở đùi: nằm mơ thấy cúng bái tế lễ.
    • Đau dạ con: nằm mơ thấy đi ngoài lỏng.

    4. Mơ thể trệ

    Mơ thể trện là do cơ thể bị một loại vật chất bên ngoài làm ngưng trệ sinh ra.

    Trần Sĩ Nguyên cho rằng:
    • Trong miệng ngậm vật gì thì sẽ mơ thấy nói không ra tiếng ú ớ.
    • Chân vướng vật gì thì nằm mơ thấy muốn đi mà không cất bước nổi.
    • Đầu trượt khỏi gối thì mơ thấy rơi từ trên cao xuống.
    • Nằm ngủ bị dây thừng quấn: nằm mơ thấy sâu, rắng quấn thân.
    • Ngủ mặc quần áo nhiều màu sắc: nằm mơ thấy hổ báo.
    • Đầu óc treo trên cành cây sẽ mơ thấy thân thể đảo lộn.
    Y học, tâm lý học hiện đại cho rằng, khi nằm ngủ bị một vật gì bên ngoài kích thích, tuy không phải ai cũng nằm mơ nhưng rõ ràng có người vì thế mà mơ.

    Người ta đã làm thí nghiệm: Vấy rượu lên một số người đang ngủ, thì có người nằm mơ thấy việc liên quan đến nước. Điều này thuyết minh luận điểm: thể trện dẫn đến nằm mơ nhưng không phải tất cả mọi người đều nằm mơ. Cảnh tượng trong mơ cũng không nhất định tương quan với vật kích thích.

    5. Mơ tình ích

    Thất tình quá độ, tình cảm tâm lý quá căng thẳng mà dẫn đến mơ.
    • Vui (hỷ) quá thì mơ mở ra.
    • Giận (nộ) quá thì mơ khép lại.
    • Sợ (cụ) quá thì mơ giấu giếm.
    • Lo (ưu) quá thì mơ tức giận.
    • Buồn (ai) quá thì mơ cầu cứu.
    • Uất (phẫn ) quá thì mơ mắng mỏ.
    • Kinh ngạc (kinh) quá thì mơ điên.

    6. Mơ trực diện

    Là giấc mơ ứng nghiệm trực tiếp sau khi mơ. Trần Sĩ Nguyên trong sách Mộng chiêm dật chí có kể một câu chuyện về mơ sau:

    Một người nước Trịnh ra ngoài kiếm củi, có người trông thấy anh ta giấu xác hươu trong hào của thành. Nhưng được một lúc, anh ta quên mất chỗ giấu, tìm chẳng được con hươu, cho rằng việc mình vừa đánh chết hươu và giấu đi chẳng qua là một giấc mơ. Khi về nhà anh vừa đi vừa lẩm nhẩm nói việc này. Lời nói của anh ta bị một người đi trên đường để tâm nghe thấy. Người ấy theo lời anh, tìm được con hươu, bèn đem hươu về.

    Người kiếm củi trở về nhà, cảm thấy bứt rứt. Cuối cùng đêm hôm đó, không những anh mơ thấy chỗ giấu con hươu mà còn thấy ai là người đã mang con hươu của mình đi.

    Hôm nay, theo những gì đã thấy trong giấc mơ, anh ta tìm đến nhà của người lấy trộm hươu, bắt trả lại hươu cho mình.

    7. Mơ tỉ tượng.

    • Đến huyện lỵ, vào nhà quan thì mơ thấy quan tài.
    • Được tiền: mơ thấy bẩn thỉu.
    • Vinh hiển phú quý thì mơ thấy lên cao.
    • Nằm mơ thấy cá thì mưa
    • Nằm mơ thấy gọi chó thì đucợ ăn
    • Nằm mơ thấy áo trắng thì có việc chôn cất
    • Nằm mơ thấy áo gấm thì được ân sủng
    • Nằm mơ thấy gai góc bùn lầy thì mưu không thành.

    8. Mơ phản cực

    Là sau khi mơ toàn thấy những việc ngược lại. Ví dụ: nằm mơ thấy khóc lóc vốn là điềm không lành, nhưng kết quả là được người thân mời tiệc.
    • Nằm mơ thấy ca múa: có chuyện khóc lóc.
    • Nằm mơ thấy vật ấm áp: đang lạnh lẽo.
    • Nằm mơ thấy ăn uống nhiều thì bị đói khát.
    • Nằm mơ thấy vui vẻ, chúc mừng thì không lành, bất lợi
    • Lạnh thì mơ thấy ấm áp.
    • Đói thì mơ no
    • Ốm đau thì mơ chữa bệnh

    9. Mơ lợi yêu

    Là giấc mơ thấy toàn ma quỷ. Người xưa không rõ nguyên nhân của những giấc mơ đó cho rằng ma quỷ, yêu quái đã tạo nên giấc mơ. Nhận thức này sai, nhưng nằm mơ thấy ma quỷ là chuyện bình thường. Vương Sung từng nói: “Nằm ngủ một mình trong phòng rộng, nếu sợ hãi sẽ nằm mơ thất yêu quái”.

    Nhiều nhà y học phương Đông đã bàn về các giấc mơ giao hợp với quỷ, nằm mơ thấy ma, trong mơ có những hiện tượng kỳ quái và đặc biệt nhấn mạnh nguyên nhân khí huyết suy nhược của con người.

    Qua quan sát hàng loạt các giấc mơ lâm sàng, Trần Sĩ Nguyên đã đưa ra các khái niệm “mơ lợi yêu” xuất phát từ cơ sở thần khí hỗn loạn nên phần nào phù hợp với quan điểm thực tế.

    Mặc dù quan điểm của Trần Sĩ Nguyên còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định nhưng ông cũng có những đóng góp có giá trị.

    Phân tích và nghiên cứu giấc mơ có ý nghĩa thực tế:

    Bản quyền thuộc Giải Mã Giấc Mơ
  • 0 bình luận cho " Y học dân gian bàn về giấc mơ "