• “Vạn vật có linh nghiệm” là câu nói của người đời xưa, là một quan niệm được kế thừa. Các nhà khoa học đời sau quan tâm nghiên cứu về vũ trụ, nhân sinh, sinh vật đều đề cập đến quan niệm này.

    Thales – nhà hiền triết cổ đại Hy Lạp sinh ra ở thành phố Miletos, một thành phố cổ trên bờ biển gần cửa sông Maeander của Thổ Nhĩ Kỳ, sống vào những năm 624 đến 547 trước Công nguyên, là tài năng toán học, thiên văn học, đã tiên đoán nhiều hiện tượng tự nhiên. Tương truyền, Thales tìm ra sao Bắc Đẩu (Đại hùng tinh), tiên đoán được nhật thực vào năm 585 – 584 trước Công nguyên.

    Khám phá xem cơ sở tư tưởng của giấc mơ là gì?
    Khám phá xem cơ sở tư tưởng của giấc mơ là gì?
    Thales là người sáng lập ra trường phái duy vật tự phát, lấy quan điểm duy vật để giải thích hiện tượng tự nhiên. Thales đề cập đến thuyết “vạn vật linh nghiệm”, đứng trên quan điểm duy vật, dùng nhãn quan khoa học để phân tích khá sâu sắc vấn đề này.

    Các loại tôn sùng như: tôn sùng thiên nhiên, tôn sung các loại động vật, cây cỏ; tôn sùng nhứng hình tượng trừu tượng như ma quỷ, thần thánh, mê tín tiền nhân, phận kiếp, các loại tế lễ, cúng bái bói toán đều là nhứng hình thái ý thức ban đầu của con người mà cơ sở của nó là “vạn vật có kinh nghiệm”, tưởng như vô hình mà là hữu hình, tưởng trừu tượng mà vẫn có cái cụ thể con người chưa tiếp cận được. Đối tượng của sự sùng bái, mê tín là thần linh, sức mạnh siêu nhiên.

    Có người còn cho rằng thần linh nếu được ánh sáng khoa học chiếu rọi thì cũng là lực lượng hữu hình có tác động đến thế giới vật chất mà con người đang sống.

    Đặc biệt họ còn cho rằng: trong đời sống hằng ngày vẫn có những người có thể thông tường và có mối liên hệ đặc biệt đa dạng với thần linh.

    Một trong nhứng biểu hiện mê tín của con người là tin vào điềm báo. Có câu chuyện như sau:

    Một chính khách phương Tây sắp dự một buổi gặp gỡ để bàn về quan hệ hai nước trong cuộc chiến có thể xảy ra. Đêm trước cuộc gặp ông nằm mơ thấy mình đi giữa hoang mạc cô đơn, có một người không rõ mặt níu áo ông lại và lắc đầu mãi. Sáng sớm hôm sau vị chính khách kể chuyện lại cho người bạn thân nghe, ông này nêu thuyết “ vạn vật có linh nghiệm”, phân tích:

    -Anh đi giữa hoang mạc là anh ngồi vào bàn đàm phán tay đôi, ngoài hai chính khách do hai nước ủy nhiệm, không được bất cứ một ai có mặt tại đó. Điều đó có lợi cho anh. Anh cô độc trơn trụi vì anh cần thương lượng hơn đối phương. Còn như có người níu áo lại mà không rõ mặt, theo tôi có lẽ là người của chúng ta đang ở trong hàng ngũ đối phương, hiểu rõ được nội tình của đối phương trong cuộc đàm phán này muốn anh nên trì hoãn cuộc đàm phán và chuẩn bị đối phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra.

    Quả nhiên sự việc thực tế đã xảy ra đúng như thế. Nếu hôm đó nhà chính khách đén bàn đàm phán thì sẽ bị đối phương gây khó khăn, tình hình diễn ra xấu, ông có thể bị bắt làm con tin, cuộc đàm phán sẽ không thành, sau đó đối phương sẽ tấn công quy mô vào đất nước của ông.

    Nghe theo lời người bạn, nhà chính khách không dự buổi đàm phán nên bảo toàn được tính mạng, quân đội của nước ông được chuẩn bị nên không hoang mang bị động trước cuộc tiến công như vũ bảo của đối phương.

    Ba năm sau khi đã là một cán bộ cấp cao của Nhà nước, nhà chính khách này đọc lại hồ sơ lưu trữ ở Bộ Ngoại giao về vụ tấn công của đối phương và cuộc đàm phán không thành trước đó. Có một chi tiết khiến ông chú ý là nước đối phương trước khi tấn công đã phát hiện ra một số điệp viên của nước ông và thủ tiêu họ, con số điệp viên hy sinh là 9 người. Nhà chính khách đến cục tình báo yêu cầu họ báo cáo lại chuyện cũ. Trong 9 bức ảnh điệp viên đã hi sinh, ông nhận ra ngay dáng hình của người đã xua tay lắc đầu với ông trong giấc mơ năm nào.  Chàng thanh niên trong ảnh thật cương nghị đáng yêu. Nhà chính khách cảm động khóc và nói với những người đứng xung quanh : “Anh ta đã cứu tôi, tôi không bao giờ quên anh!” Hỏi lại ngày chàng thanh niên bị sát hại thì thấy cách đêm ông nằm mộng hai ngày.

    Đó là câu chuyện có thực. Nên giải thích như thế nào? Thật khó. Nếu theo thuyết “vạn vật có linh nghiệm” thì đây là việc làm theo linh cảm giữa người sống và người chết, các nhà khoa học gọi đây là “thông tin linh cảm của con người với con người”. Tuy là một hiện tượng mang đậm chất thần bí, có thể là ngẫu nhiên, nhưng cũng là một hiện tượng sinh lý kết hợp với tâm lý chưa giải thích được trong thời điểm đó.

    Các bộ tộc thiểu số của nước Trung Hoa ở vùng biên cương Tây Nam thời cổ còn sinh hoạt mông muội, có nhiều tập tục mê tín, thậm chí cực đoan. Họ cho rằng có những người luôn “bám chặt” trần thế, dù có chết đi thể xác tan rữa thì linh hồn của họ vẫn biến thành ma quỷ. Thứ ma quỷ này tìm diệt những ma quỷ trước. Linh hồn này tiêu diệt linh hồn kia. Nếu nằm mơ thấy một con người và một con vật thì con người chính là linh hồn “bám chặt” sẽ tìm cách diệt linh hồn con vật.

    Có một số bộ tộc sống ở vùng Tây Tây Tạng giáp ranh với Ấn Độ cho rằng, con người hiện ra trong giấc mơ là do khi chết linh hồn của họ đã rời bỏ thể xác.

    Tại sao khi ngủ có lúc người ta nằm mơ, có lúc không? Người xưa cho rằng, cần báo điều gì thì mới xuất hiện giấc mơ. Khi phiêu diêu bên ngoài, gặp các quái vật thì linh hồn gây nên các giấc mơ khác lạ, thường trái ngược với trần thế.Người ta cho rằng:
    Một số bộ tộc khác ở Trung Hoa lại cho rằng con người có 3 thứ linh hồn:
    • Linh hồn sinh mệnh
    • Linh hồn đổi đời
    • Linh hồn tư tưởng
    Trong ba thứ linh hồn tư tưởng làm cho con người có được cảm giác và tư tưởng, còn linh hồn đổi đời lại đầu thai vào kiếp sau để nhập vào thể xác mới.

    Khi ngủ 5 giác quan không có tri giác, thể xác không hoạt động vì thế người ta hay nói “ngủ như chết”.

    Theo quan niệm của người phương Đông xưa, sở dĩ con người nằm mơ, có thể đi nơi này nơi khác là do linh hồn thoát xác, nhẹ bỗng phiêu diêu. Lúc đó linh hồn của người nằm ngủ không còn gắn với thể xác mà đi nơi này nơi khác, linh hồn gặp nhiều người, nhiều sự vật và đương nhiên gặp cả người thân đã qua đời.

    Chuyện tiếp xúc gặp gỡ giữa linh hồn người đang ngủ, có lúc gặp thần linh, tổ tiên, bạn bè đã qua đời, và như thế không ai ngăn cản họ trao đổi với nhau nhứng gì họ muốn và họ biết. Có nhứng linh hồn của người đã chết lo sợ cho người còn ở trên trần thế nên đã báo trước tai nạn để người đó tránh như trường hợp vị chính khách nọ với người tinh báo viên đã mất.

    Từ thế kỷ thứ V ở phương Đông, đặc biệt là ở Trung Hoa, việc tin vào các giấc mở điềm báo lành dữ rất phổ biến. Triều đình dân chúng đều bàn đến mộng triệu, “điềm lành dữ thấy trong giấc mơ”.

    Các giấc mơ báo điềm lành:

    • Mơ thấy uống rượu, được tiền là đi săn được nhiều thú.
    • Mơ thấy người chết nhập quan tài nhất định sẽ đánh ngã dã thú.

    Các giấc mơ báo điềm dữ:

    • Nằm mơ thấy gấu đen báo trước sẽ gặp tai nạn, nếu không phải là người trong nhà chết thì cũng là người thân thuộc chết.
    • Nằm mơ thấy cưỡi ngựa đi ra đường là điềm báo trước đi săn trở về tay không.

    Khám phá những giấc mơ tiêu biểu

    Như vậy nội dung báo trước của các giấc mơ thường gắn với đời sông xã hội.

    Ở thế kỷ thứ V không thể mơ thấy ô tô, máy bay, ngược lại ngày nay hiếm người mơ thấy đi săn bằng cung tên. Như vậy có thể nói những điềm báo của các giấc mở liên quan đến các phương thức tư duy của con người.

    Hầu hết các bộ tộc ở phương Đông và các vùng có lãnh chúa ở phương Tây, nông nô cũng như dân đều có quan niệm về linh hồn. Cách giải thích về của họ rất giống nhau. Khi giải thích tại sao người ta lại nằm mơ, họ đều cho rằng con người khi ngủ linh hồn rời thể xác, phiêu diêu, gặp rất nhiều thứ. Và tại sao linh hồn của con người đang ngủ lại có thể gặp được linh hồn người đã chết? Họ cho rằng thể xác tuy đã chết nhưng linh hồn vẫn tồn tại.

    Quan niệm này của người phương Đông cũng giống người phương Tây. Nhà viết kịch nước Anh – Shakespeare trong vở kịch nổi tiếng Hamlet đã xây dựng bóng hình vua cha bị sát hại về báo mộng cho Hamlet.

    Trong tác phẩm Cửu chương, Sở từ Trung Hoa đã viết:
    “ Nằm mộng lên trời giữa đường hồn chẳng có chỗ trú đẹp”.
    Nếu đem phân tích kỹ câu này thì thấy: Trong giấc mơ, hồn đi nơi này nơi khác.

    Trong Trường môn phú của Tư Mã Tương Như – một văn nhân đời Tây Hán có viết: “Hốt Nhiên nằm ngủ mà có giấc mơ, linh hồn của nàng ở bên cạnh mình” cũng nói tới giấc mơ và linh hồn: lấy giấc mơ và cảm thụ linh hồn. Từ đó có thể thấy: Trung Hoa cổ đại ảnh hưởng sâu sắc của quan niệm linh hồn và các giấc mơ.

    Trong sách Xuân thu phồn lộ của Đổng Trọng Thư có viết:
    “Trời là vua của trăm vị thần. Mà vua ở trần gian là thiên tử (con trời)”.
    Giai cấp thống trị đã tạo ra nhiều giấc mơ để chứng minh bản thân vua chúa là con trời, được trời giao mệnh.

    Phân tích chi tiết giấc mơ của bạn

    Bản quyền Giải Mã Giấc Mơ
  • 0 bình luận cho " Cơ sở tư tưởng của giấc mơ "