Browsing "Older Posts"

  • Hướng Dẫn Lễ Cúng THẦN TÀI - ĐỊA CHỦ - ÔNG ĐỊA

    By Tâm Linh Số → Chủ Nhật, tháng 5 10, 2020
    Lễ cúng Thần Tài - Địa Chủ - Ông Địa là một lễ cúng thông dụng đối với những người làm ăn kinh doanh, buôn bán thể hiện tấm lòng thành cầu khấn công việc hanh thông, mọi sự như ý. Tại bài viết này Tâm Linh Số sẽ hướng dẫn cho bạn hiểu rõ hơn về cách cúng Thần Tài - Địa Chủ - Ông Địa để xin được lộc phù trợ từ các vị thần tài, ông địa.

    Hướng dẫn chi tiết cách cúng Thần Tài - Địa Chủ - Ông Địa đúng bài
    Hướng dẫn chi tiết cách cúng Thần Tài - Địa Chủ - Ông Địa đúng bài
  • Hướng Dẫn Làm Lễ Cúng ĐỘNG THỔ Khởi Công Xây Nhà

    By Tâm Linh Số →
    Lễ động thổ khởi công là một trong những nghi thức đặc biệt quan trọng được thực hiện khi chúng ta tiến hành khởi công xây dựng một công trình gì đó như xây nhà, sửa nhà, xây công ty - cửa hàng, xây cầu đường, bệnh viện, cao ốc,.... Dù xây công trình lớn hay nhỏ thì điều quan trọng đầu tiên cần chú ý nhất đó chính là lễ cúng động thổ.

    Hướng dẫn làm lễ cúng Động Thổ khởi công xây nhà chi tiết
    Hướng dẫn làm lễ cúng Động Thổ khởi công xây nhà chi tiết
  • Hướng Dẫn Làm Lễ Cúng THỔ ĐỊA ĐẤT ĐAI

    By Tâm Linh Số →
    Theo tín ngưỡng phương Đông thì Thổ Công còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ thần đây là một vị thần cai quản một vùng đất nào đó, khi con người làm việc có đụng chạm đến đất đai như xây cất, đào đất xây công trình, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt,... thì đều phải làm lễ cúng vị thần này gọi là lễ cúng Thổ Địa đất đai.

    Hướng dẫn làm lễ cúng Thổ Địa Đất Đai đúng chuẩn
    Hướng dẫn làm lễ cúng Thổ Địa Đất Đai đúng chuẩn
  • Hướng Dẫn Cúng TỔ NGHỀ - Tất cả các ngành

    By Tâm Linh Số →
    Tổ nghề còn được gọi là Tổ Sư hay Đức Thánh Tổ là một hoặc nhiều người có công lớn đối với việc sáng lập và truyền bá một nghề nào đó và được người đời sau tôn thờ vì đã có công sáng tạo ra nghề, truyền lại cho các thế hệ sau. Đa số các nghề đều có tổ nghề vì vậy mà hàng năm có rất nhiều người cúng Tổ nghề như Tổ nghề sân khấu, Tổ nghề may, Tổ nghề gốm, Tổ nghề kim hoàn, và nhiều ngành nghề khác... 

    Hướng dẫn cách cúng Tổ Nghề - Tất cả các ngành
  • Hướng Dẫn Lễ Cúng ÔNG BÀ TỔ TIÊN

    By Tâm Linh Số →
    Thờ cúng tổ tiên không phải một văn hóa tôn giáo tín ngưỡng, đây chỉ là phong tục đã có từ ngàn đời nay của người dân Việt Nam. Đa phần người dân Việt Nam đều lập bàn thờ cho người thân đã khuất để cúng bái hàng tháng hoặc trong những dịp lễ tết, ngày giỗ hay những dịp quan trọng trong gia đình.

    Hướng dẫn làm lễ cúng Ông Bà Tổ Tiên
    Hướng dẫn làm lễ cúng Ông Bà Tổ Tiên 
  • Hướng dẫn làm lễ cúng Quan Âm Bồ Tát cầu bình an

    By Tâm Linh Số →
    Quan Âm Bồ Tát là vị phật gần gũi và thân thuộc với mỗi gia đình theo đạo Phật Giáo, đối với những người không theo đạo thì vẫn hết mực kính trọng Bồ Tát, người người đều hướng về Bồ Tát để cầu nguyện sự an lành, sức khỏe và bình yên trong cuộc sống vì vậy mà những ngày lễ cúng Phật Quan Âm Bồ Tát là dịp quan trọng để cầu an. Tại bài viết này Tâm Linh Số sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm lễ cúng Quan Âm Bồ Tát để tỏ lòng thành kính và cầu mong bình an, sức khỏe từ hồng đức cao đẹp của Bồ Tát.

    Hướng dẫn làm lễ cúng Quan Âm Bồ Tát cầu bình an
    Hướng dẫn làm lễ cúng Quan Âm Bồ Tát cầu bình an
  • Hướng dẫn cách cúng Ông Táo đúng chuẩn

    By Tâm Linh Số →
    Lễ cúng Ông công ông táo là tục lệ truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam chúng ta, hàng năm cứ đúng vào ngày 23 tháng chạp thì mọi gia đình dù làm lễ cúng lớn hay nhỏ cũng đều bày biện một mâm làm lễ cúng ông Táo về trời.

    Hướng dẫn cách cúng Ông Táo đúng chuẩn
    Hướng dẫn cách cúng Ông Táo đúng chuẩn
  • Hướng Dẫn CÚNG SAO - CẦU AN Đúng Bài Có Văn Khấn

    By Tâm Linh Số →
    Nghi lễ dâng sao giải hạn hay cúng sao giải hạn thực chất không phải là nghi lễ của Phật giáo mà là tư tưởng triết học của Lão giáo đã hòa nhập với Phật giáo trong truyền thống Tam nguyên đồng hành. Vì vậy, xuất phát từ quan niệm cúng sao để giải hạn, cầu mong bình an mà các gia đình thường ra chùa nhờ các thầy làm lễ. Thực chất của lễ cầu an và dâng sao giải hạn là khác nhau, nhưng hiện nay thường được hòa nhập làm một. Tại bài viết này Tâm Linh Số sẽ hướng dẫn cho các bạn cách cúng sao giải hạn - cầu an đúng chuẩn.



    Ý nghĩa cúng sao giải hạn - cầu an

    Quan niệm dân gian tin rằng mỗi người mỗi năm có một sao chiếu mệnh. Trong số các sao có sao tốt và sao xấu. Năm gặp sao xấu chiếu mệnh gọi là năm hạn, vì thế muốn giảm nhẹ vận hạn, người dân thường làm lễ cúng sao. Trước đây, thường thì người ta chỉ cúng sao giải hạn vào những năm gặp sao xấu. Tuy nhiên về sau, với suy nghĩ trong sao tốt cũng có những khía cạnh xấu nên nhiều người làm lễ vào tất cả các năm với quan niệm cúng dâng sao để được phù hộ độ trì, giúp cho may mắn, bình an. Việc cúng sao - cầu an cũng giúp chúng ta cảm thấy yên lòng với tâm lý có thờ có thiêng có kiêng có lành, đã làm lễ giải ách nạn rồi nên mong mọi điều xấu sẽ qua khỏi.

    Với cuộc sống hiện đại và tâm lý muốn làm lễ tại chùa để được các sư thầy thực hiện, đỡ phải chuẩn bị và thực hiện các nghi thức phức tạp. Tuy nhiên, với quan niệm cúng dâng sao để cầu mong bình an và giải ách nạn, thì việc cúng sao hay cầu an tại chùa hay tại nhà đều có ý nghĩa và tác dụng như nhau, chỉ cần gia chủ tiến hành theo đúng nghi thức là được, quan trọng nhất là ở tâm thành.

    Hướng dẫn cách cúng sao giải hạn tại nhà

    Thời gian: Việc cúng sao giải hạn hoặc cầu an thường được tiến hành vào đầu năm mới âm lịch, hoặc có thể cúng vào ngày rằm, mồng một hàng tháng.

    Địa điểm: Việc cúng dâng sao hay cầu an thường được thực hiện ngoài trời. Có thể ở ngoài sân trước cửa nhà hoặc trên sân thượng. Ở căn hộ chung cư có thể thực hiện cúng ngoài ban công hoặc xuống dưới sân. Nếu không thể thực hiện được ở các địa điểm như trên, có thể mở cửa chính rồi cúng trong nhà cũng không sao.

    Lễ cúng: Nếu cúng sao - cúng cầu an cho tất cả các thành viên trong gia đình nên sẽ viết sớ cho từng người, mỗi người một tờ sớ. Chỉ cần kê chiếc bàn hoặc ghế để đặt mâm lễ gồm hoa quả, trái cây, bánh trà, tiền vàng, trầu, gạo và muối là được.

    Cách đọc văn khấn cúng sao - cầu an

    Mỗi người cầm một tờ sớ của mình rồi chắp tay trước ngực. Người làm chủ buổi lễ đốt ba nén hương quỳ lạy rồi đọc bài khấn như sau:

    Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
    Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế.
    Con kính lạy Đức Trung Thiện tinh chúa Bắc cực Tử Vi Tràng Sinh Đại đế.
    Con kính lạy Ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân.
    Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân.
    Con kính lạy (riêng phần này trong gia đình có người sao nào chiếu mệnh thì viết dòng khấn sao đó, còn các sao khác thì không viết):
    - Đức Nhật cung Thái Dương Thiên tử Tinh quân (nếu có người sao Thái Dương chiếu mệnh);
    - Đức Nguyệt cung Thái Âm Hoàng hậu Tinh quân (nếu có người sao Thái Âm chiếu mệnh);
    - Đức Đông phương Giáp Ất Mộc Đức Tinh quân (nếu có người sao Mộc Đức chiếu mệnh);
    - Đức Nam phương Bính Đinh Hỏa Đức Tinh quân (nếu có người sao Vân Hán chiếu mệnh);
    - Đức Trung ương Mậu Kỷ Thổ Đức Tinh quân (nếu có người sao Thổ Tú chiếu mệnh);
    - Đức Tây phương Canh Tân Kim đức Thái Bạch Tinh quân (nếu có người sao Thái Bạch chiếu mệnh);
    - Đức Bắc phương Nhâm Quý Thủy đức Tinh quân (nếu có người sao Thủy Diệu chiếu mệnh);
    - Đức Thiên cung Thần chủ La Hầu Tinh quân (nếu có người sao La Hầu chiếu mệnh);
    - Đức Địa cung Thần Vỹ Kế Đô Tinh quân (nếu có người sao Kế Đô chiếu mệnh).
    Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.
    Tín chủ (chúng) con là:.............................tuổi......................................................................
    Cùng các thành viên trong gia đình là (liệt kê họ tên, tuổi từng thành viên trong gia đình):
    - ................................................................................................................................
    - ................................................................................................................................
    - ...............................................................................................................................
    - ...............................................................................................................................
    Hôm nay là ngày...........tháng.........năm........., tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (địa chỉ)........................... để làm lễ giải hạn sao (phần này viết tên các sao chiếu mệnh các thành viên trong gia đình trong năm nay)....................... chiếu mệnh.
    Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.
    Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
    Phục duy cẩn cáo!

    Sau khi hành lễ xong, chờ cho hương cháy được hai phần ba thì hóa vàng, sớ và văn khấn luôn.
  • Hướng Dẫn Làm Lễ Cúng GIAO THỪA

    By Tâm Linh Số →
    Giao thừa là một lễ cúng quan trọng theo truyền thống dân tộc mỗi năm mà nhà nhà đều đặc biệt chú ý vì vậy để thực hiện một buổi lễ cúng giao thừa chu toàn và đúng cách thì mọi người thường có nhiều câu hỏi gửi đến Tâm Linh Số như cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào, cúng giao thừa ngoài trời hay trong nhà trước, cúng giao thừa trước hay sau 12h đêm,...? Thì trong bài viết này Tâm Linh Số xin được tổng hợp về nghi thức lễ cúng giao thừa tiễn năm cũ và đón năm mới bình an đúng chuẩn.


     Hướng dẫn các nghi thức cúng giao thừa chi tiết