Browsing "Older Posts"

Bạn đang ở danh mục Phân Tích Hình Tượng
  • [Câu chuyện] - Giấc mơ của quận công Tào Trương Miêu

    By Nhà Phù Thủy → Thứ Năm, tháng 1 17, 2019
    Tào Quận công phụng sứ đi Chỉ Châu, đêm nằm mơ thấy chó sói cắn mất một chân, đến hỏi Sách Chẩm. Sách Chẩm giải thích:

    Chữ “cước” là chân, bỏ bộ “nguyệt” bên trái còn lại chữ “khước” có nghĩa là bỏ đi. Bọn người ở phía đông nhà sẽ làm phản, muốn trục đi không được. Nên dời nhà đi nơi khác.

    Tào không nghe lời Sách Chẩm, về sau sự việc xảy ra, Trương Miêu mới chịu dời nhà.

    Sách Chẩm căn cứ vào hình tượng giấc mơ khác nhau mà có những cách phân tích khác nhau. Sách Chẩm có ảnh hưởng lớn đến các nhà phân tích nội dung giấc mơ đời sau.

    Tiếp theo Sách Chẩm, có một số nhà phân tích nội dung các giấc mơ theo phương pháp tượng trưng.
  • [Câu chuyện] - Giấc mơ của Sách Thỏa

    By Nhà Phù Thủy →
    Sách Thỏa nằm mơ thấy phía đông nhà có 2 chồng sách, chồng sách lớn hư, chồng sách nhỏ có đề chữ và để trong túi. Một chồng đặt ở trước, một chông đặt sau. Sách Thỏa không phân tích được nội dung của giấc mơ bèn đi hỏi sách Chẩm, Sách Chẩm phân tích:

    - Chồng sách lớn đã nát, sắp đưa đi chôn. Chông sách nhỏ có đề chữ trích. Chồng đã hư hỏng đặt trước là gặp điềm dữ trước, chồng đặt ở sau là lưng, là gặp dữ sau lưng. Nhà của cha Sách Thỏa nằm ở phía đông.

    Ba ngày sau đúng như lời Chẩm đoán, cha Sách Thỏa gặp điều hung dữ.
  • [Câu chuyện] - Giấc mơ của Hoàng Bình

    By Nhà Phù Thủy →
    Một hôm Hoàng Bình đến hỏi sách Chẩm:

    - Tối qua tôi nằm mơ thấy ngựa múa trong nhà, có hơn 10 người vỗ tay khen ngựa. Như thế là điềm gì?

    Sách Chẩm phân tích:

    - Ngựa là Hỏa. Vỗ tay khen ngựa tức là cầu xin lửa. Mọi người phải cứu hỏa đấy!

    Quả nhiên Hoàng Bình chưa kịp trở về thì nhà đã bốc cháy.
  • [Câu chuyện] - Giấc mơ của Tống Dũng

    By Nhà Phù Thủy →
    Tống Dũng nằm mơ thấy một người mặc áo đỏ liền giơ tay đánh hai cái rất mạnh.

    Sách Chẩm lý giải:

    - Trong nhà có người là chữ “nhục” (thịt). Theo chữ Hán, chữ “nội” thêm chữ “nhân” (người) vào giữa là chữ “nhục” (thịt). Thịt thì có màu đỏ, đánh hai cái là đánh chén quá no.

    Quả nhiên sau đó Tống Dũng được đánh chén một bữa thịt rượu no say.
  • [Câu chuyện] - Sách Sung nằm mơ thấy quan tài

    By Nhà Phù Thủy →
    Sách Sung nằm mơ thấy hai cái quan tài rơi ngay trước mặt, đến hỏi sách Chẩm. Chẩm giải thích:

    - Quan tài là quan chức, có người đang tiến cử ông với triều đình. Hai cái quan tài là hai lần thăng quan.

    Sau đó bỗng nhiên có Tư Đỗ Vương Mậu là người giúp việc riêng của Thái thú tiến cử Sách Sung với quan Thái thú cho nhận chức Công tào, sau thăng lên Hiếu liêm.

    Cách phân tích nội dung giấc mơ của Sách Sung chứng tỏ tài đoán mộng của Sách Chẩm, đồng thời cho thấy phương pháp phá dịch phải kết hợp với nhiều phương pháp như trắc tự và suy luận.
  • [Câu chuyện] - Giấc mơ của Trương Trạch

    By Nhà Phù Thủy →
    Trương Trạch là Chủ bạ một quận, mơ thấy mình cưỡi ngựa lên núi, đi lại ba vòng, nhưng chỉ thấy tùng và bách không biết cửa đi vào.

    Sách Chẩm nói:

    Mã (ngựa) là gặp khó khăn, quẻ Ly là Hỏa. Hỏa là lửa, sắp gặp tai họa. Người lên núi là điều dữ. Tùng bách là hình tượng mồ mả. Không biết cửa vào là không có cửa. Đi ba vòng là trải qua 3 năm. Như vậy sau 3 năm ắc có họa lớn.

    Quả nhiên, sau 3 năm Trương Trạch bị bọn phản quốc giết.
  • [Câu chuyện] - Cát Sĩ Chiêm nằm mơ thấy da hươu

    By Nhà Phù Thủy →
    Theo sách Nam sử: Cát Sĩ Chiêm, tự Lương Dung, nằm mơ thấy da hươu, đếm được 11 chiếc.

    Thức dậy ông vui vẻ nói:

    - Hươu, có lộc rồi, ta đang có 11 cái, lộc được hưởng chăng?

    Từ đó ông làm quan được thuận lợi, thấm thoát đã được 9 năm, về sau được làm đến Thái Thú Vũ Xương nhưng vì lòng dạ độc ác chỉ làm được thêm 2 năm nữa rồi chết ngay tại công sở.

    Nếu phân tích chữ Hán thì chữ Lộc là con hươu, đồng âm với bổng lộc, 11 chiếc ứng với 11 năm hưởng lộc.

    Người đời ai cũng khen giấc mộng linh nghiệm.

    Ở phương Tây thường xem chữ ký bao nhiêu nét, ngoặc lên hay ngoặc xuống, dáng chữ ký bề thế hay vụn vặt…

    Những sách đoán mộng theo cách phân tích chữ Hán đã thất lạc nhều, số còn lại đều là sách viết về phương pháp căn cứ vào từ đồng âm mà phân tích.

    Vid dụ như chữ “lộc” trong giấc mơ của Cát Sĩ Chiêm hoặc chữ quan có nghĩa là quan lại đồng âm với chữ “quan” là quan tài – hòm đựng người chết.

    Trong Đôn Hoàng di thư có ghi nhiều lời giải các giấc mơ theo phương pháp dựa vào chữ:

    - Nằm mơ thấy quan tài là điềm báo điều lành, có thể làm quan.

    - Nằm mơ có người đưa quan tài vào nhà thì chủ nhà có tiền của.

    Trong các phương pháp phân tích những giấc mơ thì phương pháp “phá dịch” là khó giải nhất.

    Khi một người nằm mơ thấy hiện tượng quá rắc rối tự mình không thể lý giải nổi ắc phải tìm người giải đoán  giúp, nếu không sẽ canh cánh bên lòng.

    Phương pháp phá dịch có nghĩa là phân tích tỉ mỉ, giải thích cho bằng được. Phương pháp này khá phức tạp. Đời Tấn, Trung Hoa có sách Chẩm, tự Thúc Triệt là một chuyên gia về phép phá dịch. Lúc nhỏ tuổi ông lên kinh đô, theo lớp Thái học, làu thông kinh sử, là một đồ đệ đạo Nho, thông thạo thiên văn, giỏi thuật bói toán, từ chối không nhận chức quan Tư đồ Lang trung. Biết Trung Hoa sắp có loạn lạc, ông tránh về nhà. Người trong thôn, trong xã biết tiếng ông tài giỏi về bói toán, giải mộng nên đến cầu hỏi rất đông. Sách Chẩm nói:

    - Hồ đồ nói điều dại đoan thì chỉ hại mình. Nếu nói không ứng nghiệm thì ngừng ngay. Chỉ có một điều không hổ thẹn là giải đoán các giấc mơ.

    Đoạn trong sách Tấn thư này nói rõ Sách Chẩm thông thạo thiên văn, thuyết Âm Dương nhưng giỏi hơn cả là giải mộng.

    Sách Tấn thư cũng nêu một số câu chuyện khác để nói lên tài giải đoán giấc mơ của sách Chẩm.
  • [Câu chuyện] - Ba con dao của Vương Tuấn

    By Nhà Phù Thủy →
    Vương Tuấn tự là Sỹ Trị, làm Thái Thú ở Quảng Hán. Ban đêm ông nằm mơ thấy có 3 con dao treo ở xà nhà đầu giường nằm, sau đó lại thấy một con dao nữa, tỉnh giấc kinh sợ, cho là điềm dữ.

    Nhưng Chủ bạ là Lý Nghị đến chúc mừng:

    - Theo chữ Hán, ba con dao là ba chữ “dao”, ghép lại là chữ “Châu”, sau lại thấy thêm con dao nữa thành chữ “ích”. Ghép hai chữ lại là “ích Châu”, một địa danh.

    Người đoán mộng bảo với Vương Tuấn: “Anh đến ích Châu sẽ làm nên.”

    Trong trường hợp này Lý Nghị dùng phương pháp phân tích chữ viết để đoán mộng. Phương pháp này khác với cách phân tích ngữ nghĩa của văn học và chỉ thứ chữ tượng hình như chữ Hán mới có thể sử dụng được phương pháp này.

    Có những chữ khi đoán giải tách ra thành các bộ, có những chữ cứ để nguyên mà giải nghĩa để đoán định nội dung giấc mơ.