Browsing "Older Posts"

Bạn đang ở danh mục Câu Chuyện
  • [Câu chuyện] - Các em muốn gì thì nằm mơ thấy cái đó!

    By Nhà Phù Thủy → Thứ Năm, tháng 1 17, 2019
    Thường các em nằm mơ thấy mình trở thành thầy giáo đang cao giọng giảng bài trên lớp, hoặc viết văn như nước chảy.

    Tỷ lệ các em trai với các em gái mắc bệnh này là 4/1, các em bé mắc bệnh chiếm 10% so với tổng số. Thông thường, bệnh xuất hiện từ 3 tuổi, vì lúc này các em đã biểu đạt được suy nghĩ của mình.

    Nằm mơ thấy làm thầy giáo là muốn làm ngay, muốn ai cũng phải kính trọng mình dẫn đến nội tâm xảy ra hàng loạt sự việc : kích động, mẫn cảm, hồi hộp. Hiện tượng trong mơ có thể là ước mong hàng ngày. Bởi vậy, chữa bệnh này cho các em là làm cho tâm lý các em giữ được cân bằng, loại bỏ những ảnh hưởng xấu, kích thích quá độ. Cần giải thích từ tốn, làm cho các em nhận thức được thực tế.
  • [Câu chuyện] - Nằm mơ đái dầm

    By Nhà Phù Thủy →
    Đái dầm hay xảy ra trong đêm, là một hiện tượng bệnh lý do não không điều khiển được cơ quan chức năng bài tiết. Thường trẻ con mắc nhiều. Người lớn cũng có loại bệnh tương tự, nhưng nguyên nhân mắc bệnh phức tạp hơn.

    Theo điều tra của một số nhà y học thì tỷ lệ mắc bệnh đái dầm ở các lứa tuổi như sau:

    • Từ 5 – 12 tuổi chiếm tỷ lệ 48%
    • Từ 12 – 15 tuổi chiếm tỷ lệ 26 %

    Đại đa số đều có phản ứng trước khi mắc bệnh và trong thời gian có bệnh

    Một bé trai mắc bệnh đái dầm kể lại: “Cháu nằm mơ thấy đứng ở một nơi mà xung quanh đều màu trắng. Núi, cây, hoa, nước, chim đều la màu trắng. Trong nước có sữa bò thơm, các thứ khác đều có mùi sữa bò. Đến người cũng màu trắng và có mùi váng sữa. Rất nhiều loại động vật đều uống loại nước màu trắng. Tất cả đều chảy dãi màu trắng đầy miệng.”

    Mấy em bé gái thì kể: “Cháu nằm mơ thấy một phòng thiệt đẹp, giống như được đắp vẽ. Cháu vừa vào phòng thì phòng dần dần tan ra, như một túm bông bay tứ tung hay như đám bọt xà phòng.”

    Các loại nước hiện ra trong giấc mơ của trẻ con thường là hình thái của các vật mềm. Đối với các em trai thì nó trực tiếp chuyển thành sữa bò màu trắng. Màu trắng biểu thị xung quanh các em không có người, không có điều gì cấm đoán, không có điều gì đáng thẹn, đáng sợ. Bởi vậy, khi không thể khống chế được tiểu tiện của mình các em đã tè dầm.

    Các em gái thì khác, tính e thẹn của các em mạnh hơn nên không dễ gì để các em thừa nhận bệnh đái dầm của mình. Thực tế thì các em đã có phản ứng bệnh lý, cho nên trong giấc mơ hiện lên các thứ mềm nhuyễn.

    Ý nghĩa của gian phòng không rõ rằng là gì? Nếu dùng lý luận phân tích của Freud để giải thích thì đó là bộ phận sinh thực khí của phụ nữ.

    Nhân tố tâm lý gây bệnh đái dầm có nhiều loại:

    Trước hết là do mật nhỏ, bị động, mẫn cảm, hưng phấn. Có em bị bố mẹ rầy la về học tập, gây ra tâm trạng căng thẳng. Đây là những nhân tố thường gây ra đái dầm. Các em bị bệnh hay giấu, sợ mọi người biết nên giảm tiếp xúc với mọi người, tạo nên tính cách hướng nội.

    Sau nữa là nguyên nhân di truyền. Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ tương đối lớn, theo thống kê, số bé trai là 74%, số bé gái là 55%.

    Bố mẹ các em lúc nào cũng bắt học, làm các em bị khống chế đi tiểu, cũng dẫn đến đái dầm. Hoặc nếu các em trót đái dầm mà bị trách mắng, rầy la khiến các em phản ứng, giận dữ cũng bị đái dầm.

    Nguyên nhân cuối cùng là do biến động trong gia đình.

    Muốn chữa bệnh nên chú ý để các uống ít nước, chú ý không cho các em uống trà trước khi ngủ. Trước khi đi ngủ phải đi tiểu, nếu ban đêm các em trót đái dầm thì đánh thức các em dậy.
  • [Câu chuyện] - Nằm mơ thấy mình bị bỏ rơi

    By Nhà Phù Thủy →
    Các em bé bình thường thích nói chuyện, muốn được cả nhà yêu mến chiều chuộng nhưng nếu ốm là biếng ăn, học tập sút kém, lười biếng.

    Trong giác mơ các em không thấy mình lười nhác, ngược lại thấy mình rất siêng năng nhưng lại bị bố mẹ ghét bỏ, mọi người xa lánh. Có em nói rằng nằm mơ thấy mình là đứa trẻ mồ côi,chẳng có ai quan tâm, cuối cùng bị thú dữ ăn thịt, khóc lóc và tỉnh giấc.

    Tại sao trong giấc mơ các em lại thấy mình trở thành đứa bé làm phiền mọi người?

    Trong giấc mơ nếu các em chỉ thấy có một minh là do hiện tượng chuyển hóa thực vật, các em không được mọi người khen ngợi vì các em ghét ăn uống.

    Nếu một em bé nói với bố mẹ hoặc người thân rằng em nằm mơ thấy mình khóc hoăc không vui, đó là tín hiệu các em báo cho bố mẹ biết các em không muốn ăn. Không nên coi nhẹ việc ăn uống của con trẻ. Vậy phải làm thế nào để điều tiết tâm lý ăn uống của các em, làm cho sức khỏe các em bình thường?

    - Thứ nhất: phải dùng thủ thuật ám thị, châm cứu hoặc mát-xa cho các em. Mặt khác phải có đầy đủ các loại thức ăn hợp khẩu vị các em.

    - Hai là: tùy theo tâm lý, thái độ của các em ghét hoặc thích loại thức ăn nào để phân biệt chữa trị. Các em rất ghét chỉ ăn một món đơn thuần, cần phải thay đổi dạng thức ăn, tạo cho các ưm có một tập quán ăn uống.
  • [Câu chuyện] - Giấc mơ người mang bệnh “ỷ lại tinh thần”

    By Nhà Phù Thủy →
    Jung là một học giả, đồng thời cũng là một thầy thuốc. Khi quan điểm phiếm tính luận của Freud bị phê phán gay gắt, Jung đưa ra phương pháp phóng đại – một loại phương pháp giải thích các giấc mơ mới. Phương pháp phóng đại nguyên hình giấc mơ của Jung là một loại phương pháp tổng hợp có trình độ cao.

    Jung có một người bệnh, ông ta ghi lại tất cả hơn 400 giấc mơ có liên hệ với nhau.

    Người nằm mơ là một người theo đạo Ki – tô, không phải là đạo sĩ. Do những giấc mơ ông không hứng thú mấy với tôn giáo. Người này kể: “tôi mơ thấy có nhiều phòng, bên ngoài như sân khấu kịch, lại giống như bối cảnh của vũ đài. Có người nói lần sau sẽ diễn hài kịch. Có một gian phòng, trên tường treo một tấm biểu ngữ khiến người ta phải chú ý. Tấm biểu ngữ viết:

    Đây là giáo đường ki-tô thế giới
    Là giáo đường của thượng đế
    Tất cả những ai tự giác bản thân
    Những người là công cụ của thượng đế đều có thể tiến đến

    Bên dưới có khắc dòng chữ nhỏ:

    Giáo đường này do ki-tô và phao – lô xây dựng.
    Tôi nói với bạn tôi:
    Chúng ta hãy đến xem.

    Bạn tôi trả lời:

    - Tôi xem không ra, tại sao laị có nhiều người tụ tập ở đây? Để có tình cảm với tôn giáo chăng?

    Nhưng tôi nói:

    - Đây là một giáo đồ mới. Anh có cách nào để hiểu được điều này.

    Một người đàn bà đứng bên cạnh gật đầu tán thành.

    Lức này tôi mới phát hiện trên tường có khắc một đoạn văn nội dung như sau:

    Các binh sĩ!

    Khi các anh cảm thấy mình ở dưới quyền uy của thượng đế, không cần trực tiếp nói chuyện với thượng đế, bởi vì thượng đế không nghe thấy gì cả.

    Chúng tôi nghiêm chỉnh yêu cầu anh không cần mê muội bàn luận về ân huệ giửa thượng đế với anh.

    Như thế chỉ mất công vô ích.

    Bất cứ sự việc gì có giá trị, khó có thể nói suông.
  • [Câu chuyện] - Giấc mơ cành cây khô với bệnh suy nhược thần kinh

    By Nhà Phù Thủy →
    Tôi còn nhớ khi học tiểu học có một thầy giáo có khí chất của một người đàn ông rất tốt.Lúc đó thầy mới được trường Sư phạm phân công về đây. Có thể nói đó là con người ưu tú. Thầy dạy học tốt, còn có khả năng văn nghệ, thái độ đối với học sinh rất nhân ái. Lúc nào thầy giáo cũng quan tâm đến học sinh, giúp đỡ thương yêu học sinh nên khi ra trường ai cũng nhớ tới thầy với lòng tôn kính.

    Năm vừa rồi khi đến thăm thầy tôi thấy sức khỏe tinh thần của thầy không được như trước. Đứng trước tôi là một người già nua, lưng còng, mắt mờ. Tôi hỏi thầy thì được biết đã một năm nay thầy đau ốm, lúc nào cũng cảm thấy không an toàn, đi đường sợ xe, ăn cơm thì dạ dày không ổn, cả ngày lúc nào cũng sợ quỷ, không có hứng thú với bất cứ việc gì, không có lòng tin, không quyết đoán như trước đây, lúc nào cũng cảm thấy sợ bạn bè nhưng có lúc lại muốn biết rõ những việc không thành.

    Chúng tôi đề nghị thầy đi gặp bác sỹ nhưng ông nói:

    - Đây không phải là bệnh, có thể do quỷ thần tác quái. Bởi vì trước đây một năm tôi vẫn thường nằm mơ, thấy một cành cây khô rơi xuống đầu mình. Thế là lúc nào cũng nằm mơ thấy cành cây khô đó.

    Ai nấy đều buồn, trước đây thầy đầy sức sống, không tin vào quỷ thần, giờ không biết mơ thế nào mà lại suy nghĩ hoang đường như thế. Chúng tôi bàn bạc, viết thư trình bày tình hình bệnh tật của thầy cho một giáo sư đại học chuyên chữa bệnh và nghiên cứu mơ.

    Có lẽ tinh thần tôn sư của chúng tôi đã làm cho giáo sư cảm động, ông tự mình đến gặp thầy chúng tôi hai lần, tìm hiểu kỹ giấc mơ của thầy rồi bắt tay vào điều trị.

    Thầy giáo chúng tôi hồi phục trở lại.

    Gióa sư cho căn bệnh này là một ví dụ điển hình như sau: Một người có bệnh thần kinh suy nhược vẫn thường nằm mơ thấy mất đi sức sống như cây khô, cỏ chết khô, cầm thú chết.

    Thầy giáo nằm mơ thấy cành cây khô chứng tỏ tinh thần ông bị kích thích, giấc mơ kinh sợ dẫn đến hàng loạt phản ứng bất thường nên có cảm giác bất an, thiếu lòng tin, do dự không quyết định, việc gì cũng sợ, không khống chế được tình cảm.

    Phương pháp điều trị là phải xây dựng được lòng tin đối với cuộc sống, chú ý ăn uống, nghỉ ngơi, uống thuốc an thần để chóng khỏi bệnh.
  • [Câu chuyện] - Giấc mơ của cô thiếu nữ bị bệnh “thần kinh phân liệt”

    By Nhà Phù Thủy →
    Trong một phòng nghiên cứu nổi tiếng của một bệnh viện người ta nhận được lá thư của một nữa sinh.Trong thư cô nói một cách hết sức đau khổ vì giấc mơ và một số bệnh của cô. Thư viết:

    “Chuyện xảy ra cách đây 5 năm. Lúc đó tôi mới 18 tuổi. Một buổi tối tôi ngủ không yên giấc, sáng sớm hôm sau tôi nhớ rất rõ giấc mơ mà mình thấy đêm qua. Giấc mơ này đã làm tôi thấy hết sức phiền phức. Lúc đó mẹ tôi đang ngủ ở phòng bên cạnh.

    Trong giấc mơ, tôi thấy mẹ và tôi đứng ở một nơi trong nhà, cúi đầu nhìn thi hài một người bạn của gia đình đang đặt trên giường, tất cả cái gì cũng chính xác. Tôi và mẹ tôi đều đứng ở tư thế nghiêm trang. Sau đó mấy ngày, giấc mơ vẫn luẩn quẩn quanh tôi. Nhưng tôi không chú ý bởi vì người này rất mạnh khỏe, có lẽ chẳng có gì làm bà có thể chết được trên chiếc giường của gia đình tôi.

    Ngược lại sức khỏe của tôi lại giảm sút. Trước hết là chuyện bỗng nhiên tôi có tiền và tôi đã giao cho ba người bạn quản lý. Tiếp theo đầu óc tôi rơi vào ảo giác, tự nhiên thấy những người xung quanh lớn hơn trước đây, tiếng nói, tư thế, dáng đi cũng khác lúc trước.

    Có lúc tôi khẳng định có mấy nguoif đi về phía tôi vừa nói vừa cười nhưng thực tế chẳng có ai cả.

    Tóm lại, đối với tôi mọi thứ đều thay đổi. Tôi trở thành một người hay cười ra tiếng khiến người khác cảm thấy kỳ lạ. Tôi đang phải khẩn trương làm báo cáo tốt nghiệp. Như thế không biết có tốt không?”

    Sau khi nghiên cứu giấc mơ của cô, các giáo sư hội chẩn đều nhất trí là cô nữ sinh nọ mắc bệnh tâm thần.

    Sự thật giấc mơ đã báo hiệu cơ thể nữ sinh này có một sô sthay đổi. Bà mẹ và người bạn tượng trung cho các bộ phận cơ thể không thể chia cắt được.

    Trong giấc mơ tự nhiên người bạn chết đi mà lại nằm trên giường nhà cô, biểu thị bệnh tật bắt đầu phát.

    Cuối cùng bệnh của cô được chữa khỏi, cô đạt nhiều thành tích trong học tập.

    Chứng thần kinh phân liệt là một loại bệnh tâm thần thường thấy, lúc mới bắt đầu thường bị xem thường, khi nặng lên chữa trị rất phiền phức, người nằm mơ nên đề phòng và đi khám ngay.
  • [Câu chuyện] - Giấc mơ kỳ quái của một cô gái tự sát

    By Nhà Phù Thủy →
    “A! Đây có phải là Tanikaoa không?” Nghe tiếng gọi Tanikaoa mới thực sự thấy mình còn sống. Đầu cô rất đau từ sáng đến giờ cô như người mất hồn không biết mình đang làm gì ở đâu?

    Tanikaoa định thần rồi nhìn cô giáo Ei-tsu đang đứng trước mặt. Cô giáo Ei-tsu đã dạy cho Tanikaoa hồi tiểu học.

    Cô giáo Ei-tsu phát hiện ra tinh thần Tanikaoa ngày càng sa sút và hết sức kinh ngạc. Nhưng cô khong hiểu sao Tanikaoa lại đến đây! Ei-tsu nói:

    - Tanikaoa! Em còn nhớ cô à! Sao lại đứng ngẩn ra theea vào phòng đi!

    Cô Ei-tsu thân thiết bắt tay cô học trò. Nước mắt Tanikaoa chảy dài, cô gái cũng chẳng biết tại sao mình khóc.

    Khi còn học lớp hai bậc tiểu học, Tanikaoa trân trọng viết thư bỏ vào phong bì có in hoa đẹp mua từ Tokyo gửi cho cô giáo. Giờ học, Tanikaoa thường được côi-tsu khen vì giọng hát tuyệt hay.

    Người ta nói đang học tiểu học mà viết một lá thư thì lá thư đó chẳng khác gì thư tình. Lúc bấy giờ cô giáo Ei-tsu đã chiếm được tình cảm của các học trò.

    ở thủ đô, cô Ei-tsu đều chọn trọ ở khu nhà có nhiều hoa đẹp, việc này Tanikaoa nhớ mãi trong ký ức, nhưng cửa ra vào nhà cô giáo thì Tanikaoa không nhớ nữa va fkhi lên trung học cơ sở, Tanikaoa chưa có lần nào đến thăm cô giáo nên không thể biết tường tận địa chỉ nhà cô.

    Tối qua Tanikaoa đã ngủ và có một giấc mơ kỳ quái. Cô mơ thấy có rất nhiều thứ quấn chặt não cô. Cô còn mơ thấy con đường rộng, cuối đường có bán loại hoa tươi mà Tanikaoa thích nhất. Lúc đó bướm đầy trời bay lượn trên các bông hoa.

    Sáng hôm sau Tanikaoa tỉnh dậy, đầu nặng trịch, những con bướm tối qua cô mơ thấy đã trở thành những sợi dây tơ quấn quanh óc, quay cuồng khiến cô chẳng ăn điểm tâm được nữa. Cô đi ra phố chẳng có mục đích gì, nào ngờ lại đến trước cửa nhà cô giáo.

    Cô giáo vừa uống trà vừa hỏi Tanikaoa:

    Làm sao em tìm được nhà cô?

    Tanikaoa không trả lời chỉ lặp lại một câu: “Trong giấc mơ các biển tên phố đều mang số 389”.

    Cô giáo hỏi:

    - Lúc đó là mấy giờ?

    Tanikaoa cũng không nhớ nổi.

    Nhà Tanikaoa ở trung tâm thành phố, bây giờ đã 8 giờ, có lẽ cô ra đi vào lúc 5 giờ rưỡi. Chỉ trong vòng 2 tiếng rưỡi đồng hồ mà Tanikaoa đã quên. Nhưng vì sao Tanikaoa lại đến trước cửa nhà cô giáo?  Cuối cùng việc gì xảy ra Tanikaoa cũng không rõ, chỉ biết có điều gì đó liên quan đến giấc mơ ngày hôm qua. Cô muốn nhớ lại nhưng đầu đau thêm, đến nỗi không chịu được. Trước tình cảnh đó cô Ei-tsu nói:

    Tanikaoa nếu em ốm thì thật phiền toái! Bố mẹ của em sẽ lo lắng đấy!

    Cô giáo Ei-tsu muốn liên lạc ngay với bố mẹ Tanikaoa nên hỏi cô gái:

    Em hãy nói số điện thoại nhà em cho cô.

    Tanikaoa không còn nhớ số điện thoại của nhà mình là bao nhiêu nữa. Ngay cả tên bố, Tanikaoa cũng quên. Cô khóc và nói với cô giáo:

    Em xin lỗi em không cố ý, em đau đầu, đau muốn vỡ óc chẳng nhớ được gì cả.

    Nhưng điều ngạc nhiên là số điện thoại của một số bạn thân thì Tanikaoa có thể nói ra ngay.

    Cô giáo Ei-tsu tốn rất nhiều thời gian gọi điện cho một người trong số bạn bè của Tanikaoa. Cuối cùng cũng hỏi được số điện thoại của nhà Tanikaoa. Lúc đó đã khuya, bố mẹ Tanikaoa vội đến nhưng nói gì cô cũng không chịu về nhà.

    Trước tình hình đó cô giáo quyết định giữ cô học trò ở lại nhà mình.

    Phải thế thôi! Đêm nay em ở lại nhà cô được chứ Tanikaoa?

    Mẹ cô Ei-tsu cũng nhiệt tình giữ Tanikaoa ở lại, nhưng bố mẹ Tanikaoa không yên tâm, họ cho Tanikaoa uống viên thuốc vừa mua. Đầu Tanikaoa giảm đau, nhưng cô vẫn không có sức để suy tính.

    Mẹ của cô Ei-tsu hỏi:

    - Nhất định cháu đã xảy ra một sự việc nghiêm trọng. Cháu vừa mới đau đầu ghe gớm kia mà!

    - Bố mẹ Tanikaoa nói rất kiên quyết:

    - Nếu ống con phải về nhà! Ở lại sẽ rất phiền phucws cho cô giáo.

    - Cô Ei-tsu nói:

    - Không sao.

    Thái độ của cô gióa hết sức khôn khéo, cô thuyết phục bố mẹ Tanikaoa:

    Đạo lý thì tôi không nói, nhưng cháu nó đã đến tìm tôi, hơn nữa hiện nay nó rất khó chịu. Tôi muốn nhân cơ hội này nói chuyện với cháu, muốn biết xem đêm qua nó nằm mơ thấy gì? Tôi thấy cháu tin tôi, tôi có thể giúp gì đó được cho cháu. Từ trước tôi đã rất thích trẻ con nên cũng rất quan tâm đến cháu.

    Nghe thấy thế nước mắt Tanikaoa chảy ròng ròng.

    Sau khi bố mẹ Tanikaoa trở về, Tanikaoa nằm yên trong căn phòng tĩnh mịch của cô giáo và lại chìm vào giấc mơ. Trong gian phòng của cô Ei-tsu có nhiều vật trang trí màu sắc đẹp như cung điện của hoàng đế nước pháp.

    Tanikaoa bỗng thấy mình đứng trong đó, cao lớn, vung búa muốn phá nát ngôi nhà. Khi hai cái phòng bị phá bốn bề lửa khói, Tanikaoa vẫn đứng ơ đó, không muốn rời khỏi ngôi nhà cũ.

    Ngày hôm sau, Tanikaoa hôn mê, cô Ei-tsu va mẹ của cô rất lo lắng. Họ thận trọng chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra. Bởi vì nước mắt, Tanikaoa chưa thể nào trả lời đầy đủ được mọi vấn đề.

    Đối với Tanikaoa, mỗi việc diễn ra tối qua đều như một giấc mơ, cô chẳng nhớ gì.

    Những ngày sau đó hành động của Tanikaoa chẳng có gì trái với bình thường, chỉ có điều là cô không mạnh khỏe hoạt bát. Trước đây ngày nào cô cũng hát, hai giấc mơ đã làm đảo lộn cuộc sống của cô. Hay là Tanikaoa đã bị một loại bệnh thần kinh? Cô giáo Ei-tsu lo lắng.

    Cô Ei-tsu có người bạn là bác sỹ y khoa. Cô quyết định dẫn Tanikaoa đến đó để khám bệnh. Viện nghiên cứu này nghiên cứu các giấc mơ, có một phòng khám bệnh tâm thần và thần kinh. Bác sỹ trạc tuổi bố Tanikaoa. Ấn tượng đầu tiên của bác sỹ là bệnh của cô gái không nghiêm trọng lắm, ông có thể chữa cho cô khỏi bệnh. Bác sỹ nói:

    - Đúng cứ như thế bây giờ cháu nhắm mắt lại, hít thở mạnh, để không khí vào đầy lồng ngực rồi lại thở ra nhẹ nhàng, đưa hết không khí ra. Nghỉ một lát, lại làm lại.

    Tanikaoa nghĩ thầm: “Đây là cách chữa bệnh bằng phương pháp thôi miên có nói đến trong sách”.

    Hít vào thở ra, dần dần Tanikaoa lại đi vào trạng thái ảo mộng.

    Bác sỹ lại tiếp tục ra lệnh hít vào thở ra.

    Tanikaoa phảng phất nghe thấy từ một nơi xa xăm nào đấy mơ hồ một cảm giác truyền đến tai cô rồi đến óc, máu chảy trong thân thể cô, rồi thân thể bay bổng phiêu diêu. Tanikaoa cảm nhận rất rõ loại cảm giác này. Trong không khí yên tĩnh, Tanikaoa vô tri vô giác như rơi vào một cái hố, chìm vào dư âm đẹp đẽ không thể nói được.

    Được một lát bác sỹ nhẹ nhàng bảo:

    - Cô đã đi vào một cảnh mơ hư ảo. Đây là kết quả của phương pháp thôi miên. Tôi đang thôi miên để đưa vào cảnh mơ, để phát hiện ra trong giấc mơ của cô điều gì quan hệ đến một bộ phận không thích hợp với thân thể của cô, từ đó chữa cho cô khỏi bệnh. Giờ đây cô chỉ có thể nghe được tiếng của tôi. Điều đó chứng tỏ cô đang dùng tư duy để dựng lại giấc mơ trước đây.

    Tanikaoa gật đầu. Trong gian phòng ngày càng yên tĩnh này, ngoài tiếng nói của bác sỹ cô chẳng nghe được tiếng gì khác.

    Tanikaoa đang rơi trong cảnh ảo mộng, bác sỹ đang làm cho dấu tích quá khứ của cô hiện ra.

    Gia đình Tanikaoa thuộc tầng lớp trung lưu. Cha cô có một cty nhỏ kinh doanh chung với một số người. Gia đình cô có cô, em gái và bố mẹ, trong học tập Tanikaoa luôn đạt điểm cao, tính tình trong sáng nhưng cô đã thi trượt vào trường quốc lập phổ thông trung học nên thường mặc cảm.

    Năm nay em gái cô cũng thi vào trường phổ thông trung học quốc lập và đã đậu. Học trường phổ thông trung học dân lập cũng chẳng sao, nhưng điều mà cô không an tâm vẫn là vấn đề thành tích học tập và tiền học phí khá cao. Hiện nay bố mẹ cô cũng không vui lắm nên cô dần trở nên u uất.

    Một hôm bà mẹ đặt chén trà xuống bàn và kêu lên:

    - Kìa con làm gì thế?

    Trong phòng sách, Tanikaoa đang tung các hạt lạc, hai mắt hoảng hốt, lúc này cô gái chẳng biết gì hết.

    Cô trả lời:

    - Mẹ hỏi con làm gì ư? Con đang bày những hạt quất, hạt đậu lên bàn.

    Đối với cô các hạt đậu và quất bày trên bàn đều có hàm nghĩa thần bí, đậu là biểu tượng cho bạn bè và người quen thân, quất biểu tượng cho chính bản thân Tanikaoa.

    Bà mẹ không hiểu các cử chỉ của con.

    Gần đây Tanikaoa không còn chăm chỉ học tập. Cô nằm mơ thấy có nhiều lạc. Đây là một cảnh mơ tương đối kỳ lạ. Nó cũng giống như cảnh cô bày lạc đầy bàn. Đối với Tanikaoa quất tượng trưng cho con người đáng yêu, còn lạc là thứ kém trí tuệ, thật đáng buồn cười.

    Khi Tanikaoa còn học phổ thông cơ sở cô rất thích ăn thức ăn nguội. Nghỉ trưa, cô ăn rất nhiều lạc, cô tách củ lạc ra làm đôi, một tay thì giả động tác của bố, một tay giả động tác caue mẹ.

    Chi tiết này đã khiến bác sỹ điều trị chú ý, ông biết ngay là chuyện gì, nó như điều giải thích mơ của Freud: “Lạc nảy mầm tượng trưng cho dương vật của đàn ông, vật có thể chứa được mầm lạc là âm vật của đàn bà”. Sự thực thì Tanikaoa đã biết tách hạt lạc ra làm đôi, tượng trung cho nam nữ.

    Tanikaoa không có anh em trai, bố lại luôn văng nhà. Thân thể người đàn ông là bí mật đối với cô gái. Ngoài chút ít tri thức mà cô biết được qua sách vở, trong thực tế cô gái không biết cụ thể. Các bạn gái quanh cô đã có mấy người mang thai hoặc nạo thai, Tanikaoa có nghe thấy nhưng cô không bận tâm. Cô cảm thấy thể nghiệm tình dục trong thực tế là một việc phiền phức.

    Những năm học trung học cơ sở, Tanikaoa vẫn để tâm đến hiện tượng sinh lý hàng tháng, cô cảm thấy rất lo lắng về việc này. Mỗi lần có kinh cô đều mơ thấy gặp tai nạ lửa.

    Có điều phải công nhận là Tanikaoa kiên quyết cho rằng đối với cô chuyện tình dục là tuyệt đối không có. Điều làm cô bị ức chế là mẹ cô không quan tâm đến thành tích học tập của cô và một số hành vi khác lạ của cô luôn bị mẹ trách mắng. Một thời gian dài bố lại không về nhà.

    Mối khi thấy em gái Tanikaoa lại nảy sinh lo sợ. Sau một tháng, Tanikaoa đến khu nhà mới tìm gặp cô gái Kaoa-tchu.

    Kaoa-tchu phấn son trang điểm, mặc váy ngắn nói với Tanikaoa:

    - Mình làm việc tại một quán ăn nhỏ, làm gái nhảy.

    Tuy chỉ hơn Tanikaoa một, hai tuổi nhưng cô ta đã có kinh nghiệm ăn chơi, cô hứa đưa Tanikaoa đến một nơi ăn chơi.

    Cuối cùng bác sỹ đã rõ giấc mơ và cố tật tâm lý của Tanikaoa. Ông mời cô giáo Ei-tsu và mẹ của Tanikaoa đến trước mặt cô gái, nói cho họ biết giấc mơ của Tanikaoa và ảnh hưởng của giấc mơ đối với Tanikaoa như thế nào.

    Nằm mơ thấy gặp tai nạn lửa biểu thị cái gì? Bác sỹ phân tích:

    - Hỏa tai là biểu hiện xao động tình dục mãnh liệt tượng trưng cho yêu đương, ham muốn chinh phục, thích vui vẻ, không ổn định.

    Trong từ điển các giấc mơ thì ngọn lửa là dương vật của con trai. Tanikaoa một mặt mong muốn thể nghiệm tình dục, mặt khác lại bị trói buộc bởi quan niệm truyền thống. Tâm tình mâu thuẫn này đã khiến cô nằm mơ thấy ngọn lửa và gặp tai nạn lửa. Bị đè nén và không ổn định về tư tưởng nên sinh ra tư tưởng muốn chống lại.

    - Tại sao cô gái cho rằng mọi người là lạc mà cô lại là quất?

    Bác sỹ điều trị cho rằng:

    - Tanikaoa coi những người khác là nhân lạc. Bạn bè có người đã được thể nghiệm tình dục, chỉ riêng cô là một cây quất màu xanh vì chưa thành thạo. Bởi vậy cô có cảm giác cô độc.

    Bác sỹ nói:

    - Cô không có bệnh chỉ là do tâm lý.

    Rồi ông nói:

    - Rất mừng là bệnh của Tanikaoa sẽ nhanh khỏi, có thể ngay hôm nay thôi. Thực tế loại bệnh này là “tự sát tinh thần”. Nếu không cải tạo môi trường thì không chữa bệnh được.

    Hiện Tanikaoa đã hoàn toàn hồi phục, cô đã trải qua thời gian mắc bệnh tinh thần hai lần suýt nguy hiểm. Những hiện tượng trong giấc mơ vừa khéo cung cấp những căn cứ để bác sỹ chẩn đoán bệnh. Hy vọng Tanikaoa không còn mắc bệnh này lần nữa.
  • [Câu chuyện] - Mơ thấy đầu bò máu chảy

    By Nhà Phù Thủy →
    Sách Tam quốc chí – Thục thư có ghi câu chuyện Tưởng Uyển nằm mơ thấy đầu bò chảy máu, cho là điềm rất dữ. Tưởng Uyển nhờ nhà giải mộng là Triệu Trực, Triệu Trực đã dùng phương pháp “phản lại” để trả lời cho Tưởng Uyển.
    Ông thấy máu, việc đã rõ. Sừng bò hợp với mũi thành chữ “công”, ông sẽ làm quan đến tước Công.
  • [Câu chuyện] - Lý Lương Bách nằm mơ thấy vui mừng

    By Nhà Phù Thủy →
    Lý Lương Bách đi thi đậu Tiến sĩ, theo cha làm quan ở Trịnh Châu. Ban đêm Lý Lương Bách nằm mơ thấy có người mang cho một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt rất hay, nguyên văn chữ Hán là:

    Cửu Tiêu đan chiếu tam thiên cận
    Vạn nhất hồng phương nhất đán khai
    Nhật nguyệt sơn xuyên tu vấn giáp
    Ví quân lai đáo tiểu hông lai.

    Tạm dịch:

    Tờ chiếu đỏ đẹp gần 3 ngày
    Hoa hồng mãi nở ra thật đỏ đẹp thơm phức
    Sông núi ngày tháng cần hỏi đến
    Sẽ đưa anh đến chốn bồng lai.

    Thức giấc Lý Lương Bách kể lại cho cha. Người cha vui mừng nói:

    - Con sẽ có tiền đồ tươi sáng.

    Nhưng kết quả ngược lại. Lý Lương Bách đi khỏi Trịnh Châu, sau đó qua đời. Thật buồn vậy!

    Người đoán mộng có tài lúc bấy giờ biết chuyện, đem bài thơ mà Lý Lương Bách nằm mơ phân tích nội dung:
    1. Câu thứ nhất: Lý Lương Bách chết yểu, chỉ sống được 25 năm.
    2. Câu thứ hai: Hoa nở đầy trời thì hết, không còn thấy gì – tức là chết.
    3. Câu thứ ba: Nói ngày tháng chết.
    4. Câu thứ tư: Linh hồn yên nghỉ chốn bồng lai
    Đây là một giấc mơ mà hiện tượng trong mơ ngược lại với hiện thực.
  • [Câu chuyện] - Tô Hiệp nằm mơ thấy chuyện buồn rầu

    By Nhà Phù Thủy →
    Tô hiệp sống vào đời Thục, nhà nghèo ham học đậu tiến sỹ, văn thơ tao nha. Trước ngày đi thi, Tô hiệp đến xin trọ ở chùa Thánh Thọ, đêm ngủ nằm mơ thấy trên bức rèm treo có cuốn sách ngoài bìa viết chữ “sầu”, đằng sau có một vật bí mật.

    Thức giấc, Tô hiệp lo lắng tìm đến nhà giải mộng đương thời là Chu Thế Minh nhờ đoán giải. Chu Thế Minh bảo:

    - Điềm báo trước việc tốt đẹp.

    Chữ “sầu” không phải không vui mà là bình an. Có đồ vật tự nhiên rơi từ trên không xuống báo ông là con cháu của người quân tử, có thể làm quan lớn.

    Năm đó quả nhiên Tô hiệp thi đậu, nhận chức Lang trung, lại nằm mơ thấy đi vào phủ lớn, giúp việc cho quan trên, có uy thế lớn, ăn nói giao thiệp rộng, được làm chức Tào Quảng Đô.

    Thức giấc ông thấy mình vẫn cầm tập sách trong tay. Sau đó ông không ở Quảng Đô mà quay về triều làm quan ở vùng Hoài, Nhữ và Lạc. Năm năm sau con của Tô hiệp là Dịch Giản đỗ Trạng nguyên ra làm quan. Tô hiệp tuổi cao qua đời. Dịch Giản tham dự triều chính, đời sau con cháu đêu làm quan vinh hiển.

    Câu chuyện Tô hiệp nằm mơ được Chu Thế Minh phân tích nội dung theo phương pháp ngược lại.
  • [Câu chuyện] - Lưu Vĩnh nằm mơ thấy đi xem bảng

    By Nhà Phù Thủy →
    Lưu Vĩnh người nước Lưu nổi tiếng tài giỏi trong làng khoa giáp. Một lần ông nằm mơ thấy mình lên tỉnh để xem mình đi thi có đậu hay không?

    Trong giấc mơ Lưu Vĩnh thấy mình trong dòng người đi xem bảng. Ông đã thấy và nghe nhiều việc, bản thân cũng hỏi người này người nọ có đậu hay không? Những người trong giấc mơ trả lơi rành rọt.

    Mấy ngày sau, Lưu Vĩnh đến tận trường để xem bảng, những điều ông nghe người ta nói trong giấc mơ đúng như điều viết trên bảng.
  • [Câu chuyện] - Tập Thậm được thơ

    By Nhà Phù Thủy →
    Tập Thậm giữ chức quan hàm Lang trung nên còn được gọi là Tập Lang trung, người Nhuận Châu. Lúc còn là học trò lên kinh đô dự thi, Tập Thậm gặp cha, hai cha con vui mừng khôn xiết, cùng lên đường. Đêm đó người cha nằm mơ thấy người quen là Trương Tề Hiền nói:

    -Ta cho ông một bài thơ thất ngôn, nội dung: “Triều đình chuyện văn thơ thật buồn. Cớ sao người nghèo gặp nhiều điều phiền muộn. Cha thì thăng chức con thì đậu cao giữa triều.”

    Thức dậy đã canh tư người cha gọi Tập Thậm đến bảo phải ghi nhớ lấy.

    Mùa xuân đi thi, Tập Thậm thi hỏng, cha con ông cho rằng giấc mơ không ứng nghiệm.

    Mùa thu năm đó, nhà Tập Thậm lại lập bàn thờ Trời cầu xin giải mộng. Mùa xuân năm sau người cha được thăng quan, vào làm trong triều; còn Tập Thậm thì được vua đọc bài thi khen giỏi, lấy đầu bảng. Như thế mọi điều trong giấc mơ đều thành sự thật. Ai cũng cho là rất thiêng.

    Từ thế kỷ thứ V trước Công Nguyên đến thế kỷ X sau Công Nguyên ở Trung Hoa, việc đoán các giấc mơ bằng phương pháp trực tiếp đã phổ biến và sớm hình thành lý luận. Vương Phù đời Đông Hán, Tác giả tập sách các giấc mơ đã nêu: “Phàm các giấc mơ phải trực tiếp…..”.

    Thế nào là những giấc mơ trực tiếp?  Vương Phù giải thích: “Các giấc mơ cách không xa với sự thực thì gọi là những giấc mơ trực tiếp”. Vương Phù còn đưa ra các ví dụ để chứng minh:

    - Vũ Vương khi còn ở ấp Khương đã nằm mơ sau này mình sẽ làm hoàng đế, về sau đúng như điều giấc mơ đã báo.

    - Trần Sỹ Nguyên người đời Minh trong sách Cảm biến thiên cho rằng giấc mơ trực tiếp là những “giấc mơ hợp”, nghĩa là sự thực phù hợp với giấc mơ. Ông nói: “Nằm mơ thấy anh là thấy, tên Giáp là tên Giáp, nằm mơ thấy hươu là được hươu, thấy gạo là có gạo, nằm mơ thấy giết người là giết người, đó là những giấc mơ hợp.”

    Kết hợp với ý kiến của Ủy Tâm Tử, người đời Tống đã có nhiều ví dụ trong sách Phân loại sự cổ kim thì phương pháp đoán các giấc mơ trực tiếp là chuyện chẳng khó khăn.
  • [Câu chuyện] - Lưu Đàn đổi tên

    By Nhà Phù Thủy →
    Lưu Đàn là Viên ngoại lang nước Thục, vốn tên là Thẩm Nghĩa, một lần nằm mơ thấy có người dẫn đến bên cây đàn hương, bảo: “Trèo lên nhanh!”. Thẩm Nghĩa trèo lên, người đó lại ném vao người ông chiếc ao màu đỏ bảo mặc vào. Sau khi ngủ dậy Thẩm Nghĩa bèn đổi tên thành Lưu Đàn. Chưa đầy một năm sau Đỗ Bình Sự là quan Quận mục (một chức quan ở quận) được sung chức phó quan, hàm Trung thị nghị sử trong triều, vua ban áo đỏ. Đỗ lo lắng không làm được bèn tiến cử Lưu Đàn, tâu lên triều đình rằng Đỗ và Đàn đức tài ngang nhau. Lưu Đàn thì cho rằng mình không có khả năng. Đỗ vẫn trao cho Lưu Đàn một chiếc áo đỏ mới. Chiếc áo đúng như chiếc áo đỏ mà người trong giấc mơ ném cho Thẩm Nghĩa.

    Câu chuyện này được ghi chép trong Thục Dị ký.
  • [Câu chuyện] - Trương Thốc cưỡi lừa

    By Nhà Phù Thủy →
    Lúc còn nhỏ, Trương Thốc nằm mơ thấy một con chim lớn lông màu tím (một trong năm màu sắc quý) đến đậu trước sân, Trương Thốc báo cho ông nội biết, ông nói: “Đó là điềm lành”.

    Chim phượng có nhiều loài nhiều màu lông.
    • Màu đỏ là loài văn chương.
    • Màu xanh là loài Loan.
    • Màu vàng là chim Uyển Đương.
    • Màu tím là chim Loan Thốc. Loài chim này phò tá cho phượng hoàng.
    Ông nội của Trương Thốc đoán cháu sẽ là người phò tá cho Đế vương.

    Sau này Trương Thốc đỗ tiến sỹ, làm quan phò tá thân cận cho kỳ vương.

    Trong một giấc mơ khác, Trương Thốc thấy mình cưỡi lừa, mặc áo màu đỏ thẩm.   Trong thực tế ông mặc áo màu xanh cưỡi nhựa.

    Sau đó Trương Thốc được vua ban chức Hồng lô khanh thì ứng với cưỡi lừa (Lô hay lư là con lừa). Quan ngũ phẩm thì cưỡi lừa.
  • [Câu chuyện] - Mơ thấy được thăng quan tiến chức

    By Nhà Phù Thủy →
    Ngưu Hy Tế làm quan Ngự sử nước Thục, tài văn chương hơn người. Lúc còn trẻ ông khồn ra khỏi học viện, học để thi thố tài năng. Một lần ông nằm mơ thấy có người nói:

    Lang quân chưa có khoa danh, 45 tuổi mới có lộc quan.

    Ngưu Hy Tế thức giấc thấy rất lạ lùng. Về sau gặp buổi loạn lạc ông đến nước Thục ở nhờ ông chú là Ngưu Kiều. Ông vốn thẳng tính, luôn phê phán ông chú rượu chè bê tha.

    Trôi nổi hết nơi này đến noi khác, 10 năm mà cuộc sông của Ngưu vẫn không có gì thay đổi. Mãi sau này ông mới được bổ dùng làm Đại phu Ngự sử. Giấc mơ thật linh nghiệm.

    (Thành Đô ký chép)
  • [Câu chuyện] - Giấc mơ của quận công Tào Trương Miêu

    By Nhà Phù Thủy →
    Tào Quận công phụng sứ đi Chỉ Châu, đêm nằm mơ thấy chó sói cắn mất một chân, đến hỏi Sách Chẩm. Sách Chẩm giải thích:

    Chữ “cước” là chân, bỏ bộ “nguyệt” bên trái còn lại chữ “khước” có nghĩa là bỏ đi. Bọn người ở phía đông nhà sẽ làm phản, muốn trục đi không được. Nên dời nhà đi nơi khác.

    Tào không nghe lời Sách Chẩm, về sau sự việc xảy ra, Trương Miêu mới chịu dời nhà.

    Sách Chẩm căn cứ vào hình tượng giấc mơ khác nhau mà có những cách phân tích khác nhau. Sách Chẩm có ảnh hưởng lớn đến các nhà phân tích nội dung giấc mơ đời sau.

    Tiếp theo Sách Chẩm, có một số nhà phân tích nội dung các giấc mơ theo phương pháp tượng trưng.
  • [Câu chuyện] - Giấc mơ của Sách Thỏa

    By Nhà Phù Thủy →
    Sách Thỏa nằm mơ thấy phía đông nhà có 2 chồng sách, chồng sách lớn hư, chồng sách nhỏ có đề chữ và để trong túi. Một chồng đặt ở trước, một chông đặt sau. Sách Thỏa không phân tích được nội dung của giấc mơ bèn đi hỏi sách Chẩm, Sách Chẩm phân tích:

    - Chồng sách lớn đã nát, sắp đưa đi chôn. Chông sách nhỏ có đề chữ trích. Chồng đã hư hỏng đặt trước là gặp điềm dữ trước, chồng đặt ở sau là lưng, là gặp dữ sau lưng. Nhà của cha Sách Thỏa nằm ở phía đông.

    Ba ngày sau đúng như lời Chẩm đoán, cha Sách Thỏa gặp điều hung dữ.
  • [Câu chuyện] - Giấc mơ của Hoàng Bình

    By Nhà Phù Thủy →
    Một hôm Hoàng Bình đến hỏi sách Chẩm:

    - Tối qua tôi nằm mơ thấy ngựa múa trong nhà, có hơn 10 người vỗ tay khen ngựa. Như thế là điềm gì?

    Sách Chẩm phân tích:

    - Ngựa là Hỏa. Vỗ tay khen ngựa tức là cầu xin lửa. Mọi người phải cứu hỏa đấy!

    Quả nhiên Hoàng Bình chưa kịp trở về thì nhà đã bốc cháy.
  • [Câu chuyện] - Giấc mơ của Tống Dũng

    By Nhà Phù Thủy →
    Tống Dũng nằm mơ thấy một người mặc áo đỏ liền giơ tay đánh hai cái rất mạnh.

    Sách Chẩm lý giải:

    - Trong nhà có người là chữ “nhục” (thịt). Theo chữ Hán, chữ “nội” thêm chữ “nhân” (người) vào giữa là chữ “nhục” (thịt). Thịt thì có màu đỏ, đánh hai cái là đánh chén quá no.

    Quả nhiên sau đó Tống Dũng được đánh chén một bữa thịt rượu no say.
  • [Câu chuyện] - Sách Sung nằm mơ thấy quan tài

    By Nhà Phù Thủy →
    Sách Sung nằm mơ thấy hai cái quan tài rơi ngay trước mặt, đến hỏi sách Chẩm. Chẩm giải thích:

    - Quan tài là quan chức, có người đang tiến cử ông với triều đình. Hai cái quan tài là hai lần thăng quan.

    Sau đó bỗng nhiên có Tư Đỗ Vương Mậu là người giúp việc riêng của Thái thú tiến cử Sách Sung với quan Thái thú cho nhận chức Công tào, sau thăng lên Hiếu liêm.

    Cách phân tích nội dung giấc mơ của Sách Sung chứng tỏ tài đoán mộng của Sách Chẩm, đồng thời cho thấy phương pháp phá dịch phải kết hợp với nhiều phương pháp như trắc tự và suy luận.